Soạn giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ xv đến thế kỉ XVI

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều mới bài bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ xv đến thế kỉ XVI. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

 

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

  • Em hãy cho biết đây là ai?
  • Ông có đóng góp gì?
  • Cô-lôm-bô, nhà phát kiến vĩ đại.
  • Là người đã tìm ra châu lục mới - châu Mỹ.

BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XVI

NỘI DUNG BÀI HỌC

Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

  1. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới
  • Ở Tây Âu thời hậu kì trung đại, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có điều kiện thuận lợi hơn cả để thực hiện các cuộc phát kiến địa lí, tìm đường sang phương Đông.
  • Còn các nước khác như Anh, Pháp, Hà Lan,... đang bận rộn với công việc nội trị, hàn gắn vết thương chiến tranh.
  • Các vua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vốn rất sành sỏi tiêu dùng hàng xa xỉ phương Đông nên rất nhiệt tình ủng hộ, tài trợ cho các đoàn thám hiểm,...

Quan sát Lược đồ 2, bảng 2 và tiến hành thảo luận nhóm

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Nhóm 1: Tìm hiểu cuộc thám hiểm đi qua mũi cực Nam châu Phi của B.Đi-a-xơ năm 1487.
  • Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc hành trình đi về phía Tây, sang Ca-ri-bê (thuộc châu Mĩ ngày nay) của C.Cô-lôm-bô năm 1492.
  • Nhóm 3: Tìm hiểu cuộc hành trình vòng quanh châu Phi đến Ca-li-út (Ấn Độ) của Va-xco đơ Ga-ma năm 1497-1498.
  • Nhóm 4: Tìm hiểu chuyến đi vòng quanh Trái đất bằng đường biển của Ph.Ma-gien-lăng năm 1519-1522.

Thám hiểm đi qua mũi cực Nam của châu Phi của B.Đi-a-xơ năm 1487

  • Đi-a-xơ là một thành viên trong đoàn hàng hải Bồ Đào Nha, đi dọc theo bờ biển châu Phi.
  • Ngày 3-2-1487, Đi-a-xơ tới mỏm cực Nam châu Phi. Ông đặt tên mũi đất cực Nam châu Phi này là mũi "Bão Táp".
  • Vua Bồ Đào Nha Gioan II đã đổi tên thành mũi "Hảo Vọng" (hi vọng tốt đẹp). Con đường "hi vọng" tốt đẹp sang ấn Độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha.

Hành trình đi về phía Tây, sang Ca-ri-bê (thuộc châu Mĩ ngày nay) của C.Cô-lôm-bô năm 1492

  • Cô-lôm-bô là nhà hàng hải nổi tiếng người Ý.
  • Những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá Châu Âu.
  • 12/10/1492: Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel, đoàn thám hiểm do C.Cô-lôm-bô dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ.
  • Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ.
  • Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.

Hành trình vòng quanh châu Phi đến Ca-li-út (Ấn Độ) của Va-xco đơ Ga-ma năm 1497-1498

  • Va-xco đơ Ga-ma là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha - một trong những nhà hàng hải châu Âu thành công nhất của kỷ nguyên khám phá, là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu Âu đến Ca-li-cút tây nam Ấn Độ.
  • Chuyến thám hiểm nhằm tìm con đường biển thuận lợi hơn để tiếp cận những của cải quý của Ấn Độ (hồ tiêu đen, các loại hương liệu khác,…).
  • Hải trình chuyến du hành đầu tiên của Va-xco đơ Ga-ma (1497 - 1499)

Chuyến đi vòng quanh Trái đất bằng đường biển của Ph.Ma-gien-lăng năm 1519-1522

  • Ph Ma-gien-lăng là nhà hàng hải nổi tiếng, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất (1519 - 1522).
  • Cuộc thám hiểm đã khẳng định là Trái Đất hình tròn.

Những phát kiến của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

  • Giống nhau: đều là những phát kiến địa lí quan trọng, thể hiện khát vọng khám phá thế giới của các nhà hàng hải và đều được khám phá bằng đường biển.
  • Khác nhau:
  • Người Bồ Đào Nha đi về phía động, vòng qua châu Phi, người Tây Ban Nha đi về phía tây qua châu Mỹ.
  • Người Bồ Đào Nha đem về nhiều vàng bạc, hương liệu, gia vị..., hơn người Tay Ban Nha).

Mở rộng kiến thức

  • Đài tưởng niệm những nhà phát kiến địa lí Bồ Đào Nha ở thành phố Li-xbon được xây dựng tại Li-xbon.

→ Vinh danh Hoàng tử Hen-ri vĩ đại, người đã dẫn dắt các cuộc thám hiểm khám phá của người Bồ Đào Nha.

→ Mở ra thời kì hoàng kim của đất nước vào thế kỉ XV.

  • Đài tưởng niệm bao gồm hơn 30 bức tượng của những người đóng vai trò lịch sử quan trọng trong các cuộc khám phá, dẫn dắt bởi chính Hen-ri.
  • Ngày nay, Đài tưởng niệm đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
  1. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

Giới thiệu chung

Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI đã để lại nhiều hệ quả cho lịch sử nhân loại. Thế giới đã thay đổi trong nhận thức và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn minh và các châu lục được mở ra từ các cuộc khám phá và chinh phục đó.

  • Trình bày những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
  • Theo em, hệ quả nào quan trọng nhất? Vì sao?
  • Đem lại những hiểu hiết mới về Trái đất, đặc biệt là đã chứng minh một cách thuyết phục Trái đất có dạng hình cầu.
  • Tìm ra những tuyến đường và vùng đất mới.
  • Góp phần thúc đẩy sư phát triển của thương nghiệp châu Âu.
  • Đẩy nhanh quá trình trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của CNTB ở châu Âu.

→ Hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

  • Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
  • Thúc đẩy giao lưu thương mại, phát triển văn hóa Đông – Tây.

Mở rộng kiến thức

Chế độ nô lệ buôn bán da đen – một chế độ “người bóc lột người” dã man, đáng lên án

  • Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, có khoảng hơn 12,4 triệu người da màu đã trở thành nạn nhân của các chuyến tàu nô lệ trên Đại Tây Dương. Những người châu Phi đã bị buộc rời khỏi quê hương và được vận chuyển trên những chuyến tàu đến châu Mỹ.
  • Sau khi bị cạo trọc và đóng đấu, các nô lệ sẽ bị xích lại với nhau. Dây xích trên cơ thể nô lệ ăn sâu vào da thịt gây ra các vết lở loét, nhiễm trùng. Họ bị nhồi nhét đến mức không thể di chuyển trong khoang tàu.
  • Vì điều kiện sống trên tàu quá tồi tệ khiến nhiều nô lệ chết vì bệnh dịch, một số khác bị tra tấn và ném xuống biển cho tàu nhẹ bớt.

LUYỆN TẬP

  • Trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm.
  • Vân dụng kiến thức đã học về Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

  1. Đường bộ
  2. Đường biển
  3. Đường sông
  4. Đường hàng không

Câu 2. Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là:

  1. B. Đi-a-xơ
  2. C. Cô-lôm-bô
  3. V. Ga-ma
  4. Ph. Ma-gien-lăng

Câu 3. Nội dung nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại?

  1. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
  2. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
  3. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
  4. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.

Câu 4. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?

  1. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
  2. Hi Lạp, Italia
  3. Anh, Hà Lan
  4. Tây Ban Nha, Anh

Câu 5. Hướng đi của C.Cô-lôm-bô có điểm gì khác với các nhà phát kiến địa lí khác?

  1. Đi xuống hướng nam
  2. Đi sang hướng đông
  3. Đi về hướng tây
  4. Ngược lên hướng bắc

VẬN DỤNG

Câu 1.

  • Cri-xtốp Cô-lôm-bô sinh năm 1451 ở Giên (I-ta-li-a), xuất thân trong một gia đình thợ dệt ở Giê-nô-va.
  • Ông được biết đến là một người đầy nghị lực, ham học hỏi, muốn khám phá những điều mới mẻ và đặc biệt say mê với nghề hàng hải.
  • Thời niên thiếu, ông đã từng đặt chân đến Ghi-nê và Anh. Ngoài 20 tuổi, ông đã trở thành người thủy thủ từng trải.

Câu 1.

  • 12/10/1492: Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel, đoàn thám hiểm do C.Cô-lôm-bô dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ.
  • Sau khi vượt qua Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ.
  • Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Hoàn thành bài tập 2 – phần Vận dụng SGK tr.16.
  • Làm Bài 3 - Sách bài tập Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Phong trào văn hoá Phục Hưng.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG, HẸN GẶP LẠI!


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều, giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 7 cánh diều bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí, bài giảng điện tử lịch sử và địa lí 7 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU