Soạn giáo án điện tử KHTN 7 kết nối bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức mới bài bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hình bên thể hiện sự trao đổi khí ở người. Trao đổi khí là gì? Quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cơ thể động vật và thực vật?
BÀI 28. TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Trao đổi khí ở sinh vật
Trao đổi khí ở thực vật
Trao đổi khí ở động vật
- Trao đổi khí ở sinh vật
Đọc thông tin mục I – SGK tr.118 và trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật
Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
Hãy liên hệ mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật với các khí hít vào và thở ra ở động vật.
Ở cơ thể động vật, trao đổi khí được thực hiện qua quá trình hô hấp.
Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện ở cả quá trình quang hợp và hô hấp.
Câu 1. Em hãy cho biết các khí cơ thể sinh vật lấy vào và thải ra.
Câu 2. Trao đổi khí có liên quan gì với hô hấp tế bào
Hô hấp tế bào sử dụng O2 để oxy hóa chất hữu cơ tạo thành CO2, nước và giải phóng năng lượng. Quá trình trao đổi khí giúp cơ thể lấy O2 dùng cho hô hấp tế bào và thải CO2 từ quá trình hô hấp tế bào ra môi trường.
Nếu sống trong môi trường thiếu O2 thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng?
Câu trả lời:
- Nếu sống trong môi trường thiếu O2 thì cơ thể con người sẽ dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt.
- Thể nặng có thể gây ra tình trạng mất ý thức, mất trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, choáng váng,… gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc.
- Thiếu O2 kéo dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đột quỵ, đột tử,…
- Trao đổi khí ở động vật
Đọc thông tin mục II – SGK tr.119 và trả lời câu hỏi:
Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là gì?
Mô tả cấu tạo của cơ quan đó.
Nêu chức năng của khí khổng.
- Cấu tạo của khí khổng
- Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng (ở lá cây).
- Cấu tạo:
- Gồm 2 tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau.
- Thành ngoài mỏng, thành trong dày.
- Chức năng của khí khổng
- Trao đổi khí:
- Trong quá trình quang hợp, khí khổng mở cho khí CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá và khí O2 từ lá khuếch tán ra môi trường.
- Trong quá trình hô hấp, khí khổng mở cho khí O2 khuếch tán vào lá và khí CO2 khuếch tán ra môi trường.
- Thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây.
Thảo luận nhóm
Nhóm 1.
Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào?
Nhóm 2.
Quan sát Hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp.
Nhóm 3, 4.
- Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
- Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?
Trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá cây, có cấu tạo gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm áp sát nhau, thành trong tế bào dày còn thành ngoài mỏng.
Câu 2:
- Trong quá trình quang hợp, khí khổng mở cho CO2 từ môi trường khuếch tán vào tế bào lá và khí O2 từ tế bào lá khuếch tán ra môi trường.
- Trong hô hấp, quá trình này diễn ra ngược lại: khí O2 khuếch tán vào tế bào lá, còn CO2 khuếch tán từ tế bào là ra môi trường qua khí khổng.
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật, bài giảng điện tử khoa học tự nhiên 7 Kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác