Soạn giáo án điện tử KHTN 7 kết nối bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức mới bài bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
Ngoài cách dùng công thức
s = v.t còn có cách nào khác không dùng công thức này mà vẫn xác định được quãng đường đi được không?
BÀI 10:
ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng
Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian
- VẼ ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN CHO CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
Ngoài việc mô tả chuyển động và xác định độ lớn của s, v, t bằng công thức còn có thể thực hiện các nhiệm vụ trên bằng cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian.
1.Lập bảng ghi quãng đường theo thời gian
Trả lời câu hỏi bài tập (SGK.T53)
Câu hỏi
- Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h
- Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?
Trả lời
- Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h
- Trong khoảng thời gian từ 3h - 4h tiếp theo thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi.
Nêu lại các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian.
Cách vẽ đồ thị dựa trên số liệu trong bảng 10.1
- Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục toạ độ.
- Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.
- Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp (Hình 10.1).
- Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
- Biết điểm O là điểm khởi hành, khi đó s=0 và t=0.
- Xác định trên Hình 10.1 vị trí của các điểm A,B,C,D lần lượt tương ứng với các quãng đường đi được sau 1 h, 2 h, 3h, 4 h.
- Nối các điểm O, A, B, C và C, D với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).
Đường nối năm điểm O, A, B, C, D trên 4h đầu (Hình 10.2.)
NHẬN XÉT
- Đồ thị biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian trong 3h đầu là một đoạn thẳng nằm nghiêng. Quãng đường đi được trong 3h đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi
- Khi đồ thị là đường thẳng song song với trụ thời gian, vật không chuyển động.
Hoạt động trong SGK – tr54
Câu hỏi: Xác định các điểm E và G lần lượt tương ứng với quãng đường đi được sau 5h và 6h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này
Trả lời:
- Vẽ tiếp vào đồ thị các điểm E và G
- Nhận xét: Đường nối các điểm D, E, G cũng là một đoạn thẳng nằm nghiêng chứng tỏ trong khoảng thời gian này ô tô đi với tốc độ không đổi ; tuy nhiên dựa vào độ dốc so với trục hoành của các đường nối O, A, B, C và đường nối D, E, G có thể nhận xét rằng tốc độ chuyển động của ô tô trong khoảng thời gian này nhỏ hơn.
II.SỬ DỤNG ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
Bài tập mục II SGK
Câu hỏi 1. Từ đồ thị ở Hình 10.2:
- a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu
- b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu
- c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30 min từ khi khởi hành
Lời giải:
- a) Trong 3 h đầu tiên, ô tô đi được quãng đường 180 km. Sau đó, 1 h tiếp theo ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi
- b) Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là: 180 : 3 = 60 (km/h)
- c) Quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành là 90 km
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 10: Đồ thị quãng đường – thời, bài giảng điện tử khoa học tự nhiên 7 Kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác