Soạn giáo án điện tử KHTN 7 kết nối bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức mới bài bài 16: Sự phản xạ ánh sáng. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Theo em trong hình dưới, có những cách nào để làm cho ánh sáng phát ra từ đèn chiếu tới gương, phả chiếu vào điểm S trên bảng?
BÀI 16.
SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Định luật phản xạ ánh sáng
Phản xạ và phản xạ khuếch tan
- Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Quan sát video và nêu hiện tượng xảy ra khi chiếu 1 ánh sáng và bề mặt của 1 gương phẳng
Khi chiếu một chùm sáng vào gương phẳng thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác. Hiện tượng đó gọi là phản xạ ánh sáng.
Tìm thêm ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng
Ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng:
Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào gương rồi phản xạ ánh sáng tới mắt ta
Đèn laze chiếu vào giấy trắng
Ánh sáng màu chiếu vào lá thì ta nhìn có màu xanh
Ánh sáng của đèn pin chiếu vào 1 vật và vật đó hắt lại ánh sáng tới mắt ta
G: gương phẳng (mặt phản xạ)
Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương
Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại
Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương
Pháp tuyến (IN)t tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I
Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
Góc tới ( ): góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
Góc phản xạ ( ): góc tại bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
- Định luật phản xạ ánh sáng
- Thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm: 1 gương phẳng (1); 1 bảng chia độ được chia làm 2 nửa (2); một đèn tạo chùm sáng hẹp (3)
- Bố trí thí nghiệm như Hình 16.2
- Tiến hành thí nghiệm
Câu hỏi 1. Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không ? Quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái . Quan sát xem có nhìn thấy tia phản xạ không ?
Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới
Có nhìn thấy tia phản xạ
Câu hỏi 2. Quay nửa bên phải của bảng chia độ về vị trí ban đầu rồi thay đổi vị trí góc tới để tìm mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.
Câu hỏi 3. Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ và mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới.
Kết luận:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Góc phản xạ bằng góc tới
- Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu hỏi 1. Có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i' được không? Tại sao?
- Có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i’
- Góc tới tạo bởi tia tới và pháp tuyến, được kí hiệu là i.
- Góc phản xạ là góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến, được kí hiệu là i’.
Câu hỏi 2. Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn tia sáng tới và tia sáng phản xạ.
Câu hỏi 3. Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Em hãy tính góc tới và góc phản xạ. Vẽ hình
Tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới nên i + i' = 90o
Mà theo định luật phản xạ ánh sáng thì i = i'
Do đó i = i' = 45o
Trả lời
Hình 16.3a: Các tia sáng tới song song bị phản xạ qua gương phẳng cho các tia phản xạ cũng cùng hướng và song song với nhau.
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 16: Sự phản xạ ánh sáng, bài giảng điện tử khoa học tự nhiên 7 Kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác