Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài Ôn tập chương III
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Bài Ôn tập chương III - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CHƯƠNG III
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống được các kiến thức chương III – Công nghệ thức ăn chăn nuôi.
- Trả lời được các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu, nâng cao kiến thức về công nghiệp.
- Năng lực công nghệ:
- Hệ thống được các kiến thức đã học về thức ăn chăn nuôi.
- Vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất
- Tích cực vận dụng kiến thức vào chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi.
- Có ý thức tìm hiểu và thể hiện được sự yêu thích đối với các hoạt động liên quan đến công nghệ thức ăn chăn nuôi
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung kiến thức chương III.
- Đối với học sinh
- SGK.
- Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hệ thống kiến thức đã học trong chương III; tạo tâm thế hứng thú cho học sinh.
- Nội dung: GV phát giấy Ao, HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức đã học trong chương III
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện sơ đồ tư duy
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm, phát giấy Ao, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các kiến thức đã học chương III.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thiện sơ đồ tư duy
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi phần, GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét.
Sơ đồ tư duy gợi ý:
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá sơ đồ tư duy của HS, nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập chương III.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua làm bài ôn tập chương IIi.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để hoàn thành Câu hỏi 1 – 5 SGK trang 58.
- Sản phẩm học tập: Kết quả làm Câu hỏi 1 – 5 SGK trang 58.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm Câu hỏi 1 – 5 SGK trang 58:
- Trình bày các khái niệm: nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi. Cho ví dụ minh hoạ.
- Giải thích vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
- Mô tả các phương pháp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp.
- Mô tả các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi. Nếu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn bảo quản thức ăn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
- Trình bày ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi. Cho ví dụ minh hoạ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
1.
- Nhu cầu dinh dưỡng là: lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo sản phẩm.
- Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là: mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi duy trì các hoạt động sống và tạo sản phẩm.
- Khẩu phần ăn của vật nuôi là: tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định.
- Ví dụ minh họa:
+ Tiêu chuẩn ăn của mỗi lợn nái ở giai đoạn hậu bị, khối lượng khoảng 66-80kg là: năng lượng: 7 000 Kcal; protein: 308g; Ca: 16g; P: 11g; NaCl: 11g.
+ Để đảm bảo tiêu chuẩn ăn trên, người ta lập khẩu phần ăn của mỗi lợn nái gồm rau lang: 5kg; cám loại 2: 1,5kg; ngô: 0,45kg; bột cá: 0,1kg và khô dầu lạc: 0,2kg.
- Vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi là:
+ Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.
+ Cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
- Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi:
+ Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống: được sản xuất bằng cách thu nhận các sản phẩm và thụ phẩm trồng trọt (thóc, ngô, khoai,...); thủy sản (tôm, cá,...); công nghệ chế biến (rỉ mật đường,...) và các loại sản phẩm tương tự khác.
- Ưu điểm: Thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng; Có thể tự sản xuất, nguồn nguyên liệu dễ kiếm.
- Nhược điểm: Tốn kém, tốn thời gian chế biến, không để được lâu, nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi thời gian, thời tiết,…..
+ Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:
- Dạng 1: Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu.
Bước 3: Phối trộn nguyên liệu.
Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
- Dạng 2: Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu.
Bước 3: Phối trộn nguyên liệu.
Bước 4: Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên.
Bước 5: Hạ nhiệt độ, làm khô.
Bước 6: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
- Ưu điểm: Tiện lợi, giá thành rẻ, thời gian sử dụng lâu.
- Nhược điểm: Yêu cầu về công nghệ, kĩ thuật.
- Phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi là:
+ Phương pháp vật lí: cắt ngắn, nấu chín, nghiền nhỏ.
- Ưu điểm: Không tốn kém, chủ động tùy theo đặc điểm vật nuôi để chế biến phù hợp.
- Nhược điểm: Tốn sức, mất thời gian, có thể không đều.
+ Phương pháp hóa học: đường hóa, xử lí kiềm.
- Ưu điểm: Sản phẩm chuẩn, chất lượng.
- Nhược điểm: Yêu cầu công nghệ, kĩ thuật.
+ Phương pháp sử dụng vi sinh vật.
- Ưu điểm: Sản phẩm tốt, giàu dinh dưỡng, tiện lợi.
- Nhược điểm: Cần thời gian.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo