Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 10: Thực hành chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Bài 10: Thực hành chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được việc chế biến một số loại thức ăn chăn nuôi.
  • Thực hiện được việc bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi. 
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Vận dụng được các kiến thức đã học vào bài thực hành một cách hiệu quả
  • Làm việc nhóm hiệu quả thông qua các hoạt động thực hành

Năng lực công nghệ: 

 

  • Thực hiện được việc chế biến một số loại thức ăn chăn nuôi
  • Thực hiện được việc bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
  • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành

 

  1. Phẩm chất
  • Trung thực, trách nhiệm trong công việc.
  • Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường xung quanh
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
    • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.

 

  • Tranh, ảnh liên quan đến chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi
  • Nguyên liệu và dụng cụ thực hành tương ứng ở các nội dung: 

 

+ Chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men

+ Chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành, nhiệm vụ cần hoàn thành; nội quy, an toàn lao động khi thực hành; những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hành 
  3. Nội dung: : GV hướng dẫn HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho bài thực hành. 
  4. Sản phẩm: Dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho từng nội dung thực hành
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm và hướng dẫn HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho bài thực hành tương ứng ở từng nội dung:

 * Chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men

+ Sản phẩm trồng trọt giàu tinh bột đã được nghiền nhỏ như bột ngô (bắp), bột khoai, bột sắn,...

+ Chế phẩm vi sinh lên men tinh bột (thường dùng men rượu), nước sạch,...

+ Xô nhựa có nắp, màng nylon, chày sứ, cối sứ, cân. 

 * Chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua

+ Bột ngô hoặc bột cám gạo, muối ăn

+ Chế phẩm vi sinh, nước sạch

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS kiểm tra dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho bài thực hành

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả chuẩn bị, kiểm tra. 

- GV giải đáp những phát sinh, vướng mắc của HS (nếu có) 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV phổ biến nội quy, an toàn lao động và những lưu ý trong quá trình thực hành 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 10 – Thực hành: Chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quy trình thực hành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu rõ quy trình thực hành và những lưu ý trong quá trình thực hành
  2. Nội dung: GV hướng dẫn và thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành
  3. Sản phẩm: Quy trình làm mẫu của GV 
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn và thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành ở từng nội dung thực hành. 

- GV lưu ý HS các điểm cần ghi nhớ ở từng bước của mỗi nội dung thực hành. GV đặt thêm các câu hỏi để HS nắm rõ hơn ý nghĩa của các việc làm trong các bước thực hành:

+ Tại sao phải làm nhỏ chế phẩm vi sinh nếu ở dạng viên? 

+ Tại sao phải pha loãng chế phẩm vi sinh nếu ở dạng lỏng? 

+ Tại sao nguyên liệu sau khi đã trộn đều ở phần ủ chua đều đem vào túi càng nhanh càng tốt?

.....

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý quan sát GV hướng dẫn thao tác mẫu từng bước trong quy trình thực hành

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nêu những câu hỏi về những vấn đề còn băn khoăn

- GV hướng dẫn, trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung thực hành

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được việc chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men; chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua. 
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS các bước tiến hành, HS thực hành. 
  3. Sản phẩm: Thức ăn lên men và thức ăn được ủ chua cho vật nuôi
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Chế biến thức ăn giàu tinh bột bằng phương pháp lên men

- GV hướng dẫn HS các bước tiến hành: 

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu: Cân nguyên liệu (bột và chế phẩm vi sinh) theo tỉ lệ phù hợp hoặc theo hướng dẫn sử dụng

Bước 2. Chuẩn bị chế phẩm vi sinh: Làm nhỏ chế phẩm vi sinh (nếu ở dạng viên) hoặc pha loãng (nếu ở dạng lỏng)

Bước 3. Phối trộn: Cho chế phẩm vi sinh và bột nguyên liệu vào xô nhựa rồi trộn đều 

Bước 4. Làm ẩm: Bổ sung nước sạch, đảo kĩ đến khi toàn bộ nguyên liệu đủ ẩm

Bước 5. Ủ: Nén nhẹ lên bề mặt nguyên liệu, phủ màng nylon sạch, ủ nơi kín gió, khô, ấm trong khoảng 24 giờ.

Bước 6. Đánh giá sản phẩm: Quan sát và đánh giá sản phẩm

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, mỗi nhóm ủ khoảng 1 kg nguyên liệu theo quy trình

* Chế biến và bảo quản thức ăn thô, xanh bằng phương pháp ủ chua

- GV hướng dẫn HS các bước tiến hành:

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Tiến hành băm, thái nguyên liệu thành từng đoạn ngắn 3 cm đến 5 cm, đem phơi để giảm bớt độ ẩm (lượng nước) trong nguyên liệu. Khi nguyên liệu có độ ẩm khoảng 65 – 70% là phù hợp để đem ủ.

Bước 2. Cân và phối trộn nguyên liệu: Cân và phối trộn nguyên liệu theo tỉ lệ phù hợp (10 kg cỏ + khoảng 0,5 – 1 kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,05 kg muối ăn). Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn với bột ngô hoặc cám gạo, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ. 

Bước 3. Ủ

 Với túi ủ:

+ Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt, sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi ủ diễn ra trong cùng một ngày.

+ Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15 cm đến 20 cm rồi dùng tay nén chặt toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác nhau như vậy đến khi đầy túi thì dùng dây buộc chặt túi lại . Ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, gián,... cắn thủng túi, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn

 Với hố ủ: Vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đưa nguyên liệu vào ủ. Lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng hạt dứa, túi nylon đảm bảo kín. Cách đưa nguyên liệu vào tương tự như cho vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm một lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín đảm bảo không khí và nước mưa không lọt vào.

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, mỗi nhóm ủ khoảng 1 kg nguyên liệu

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành theo nhóm theo hướng dẫn của GV. 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình và lắng nghe kết quả thực hành của nhóm khác. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV và các nhóm đánh giá sản phẩm của mỗi nhóm theo các tiêu chí:

Tiêu chí đánh giá

Kết quả

Người đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Quy trình thực hành

Thực hiện đầy đủ các bước, phối hợp tốt

Thực hiện đầy đủ các bước

Thực hiện không đầy đủ các bước, lộn xộn

 

Kĩ thuật thực hành

Thao tác đúng kĩ thuật ; gọn gàng, cẩn thận

Thao tác đúng kĩ thuật

Thao tác không đúng kĩ thuật; không cẩn thận; đùa nghịch

 

Kết quả thực hành 

Thức ăn có hình thức ưa nhìn ; Đảm bảo đủ các tiêu chí về thành phần dinh dưỡng, phù hợp với đối tượng vật nuôi

Thức ăn đảm bảo đủ các tiêu chí về thành phần dinh dưỡng, phù hợp với đối tượng vật nuôi

Chưa có sản phẩm

 

An toàn lao động và vệ sinh môi trường

Gọn gàng, sạch sẽ ; đồ dùng sử dụng cẩn thận, lau dọn sau khi dùng

Sử dụng đồ dùng cẩn thận

Sử dụng đồ không cẩn thận ; không gọn gàng, không sạch sẽ

 

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 10 Thực hành chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi, Tải giáo án trọn bộ công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, Giáo án word Tin học 11 định hướng công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 10 Thực hành chế biến, bảo quản thức ăn cho vật nuôi

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI