Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 22: XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:.

  • Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi
  • Nêu được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi 
  1. Năng lực

Năng lực chung:  

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi và các biện pháp cơ bản trong xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

Năng lực công nghệ: 

  • Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi
  • Trình bày và vận dụng được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi 
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và ứng dụng công nghệ thông tin sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường và biến chất thải chăn nuôi thành nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
    • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.

 

  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học

 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi bắt đầu bài học mới, thông qua hình ảnh, video các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại kiến thức, kinh nghiệm đã có về các quy trình thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi.
  3. Nội dung: : GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:

Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến người, vật nuôi và môi trường? Cần phải làm gì để giảm ảnh hưởng xấu của chất thải chăn nuôi đến người, vật nuôi và môi trường?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục I SGK kết hợp quan sát hình 22.1 - 4  trong SGK, trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: Các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS nghiên cứu mục I SGK, quan sát Hình 22.1 - 4; hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Vòng chuyên gia:

Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Ủ phân compost

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về biện pháp xử lí nhiệt

+ Nhóm 4: Tìm hiểu biện pháp Lọc khí thải

Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

+ Nhóm mảnh ghép thảo luận và trả lời Khám phá mục I.1 SGK trang 113:

Nêu vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em.

Khám phá mục I.2 SGK trang 114:

Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi nào? Nêu lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thảo luận mục I theo nhóm, quan sát Hình 22.1-4; hoàn thành nhiệm vụ, trả lời Khám phá 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, trả lời Khám phá 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

1. Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học

- Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí.

- Quá trình lên men kị khí phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.


- Sinh học tạo ra từ quá trình lên men có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

- Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón, nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng.

- Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi sử dụng nước để dội chuồng, tắm và làm mát cho gia súc.

Trả lời Khám phá mục I.1 SGK trang 113:

*Vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

- Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

- Tạo chất đốt, chạy máy phát điện

- Tạo phân bón.

* Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em

Địa phương em sử dụng khí sinh học làm chất đốt, chất thải ở hầm biogas làm phân bón cây, làm nước tưới.

2. Ủ phân compost

- Ủ phân compost là quá trình chuyển đổi chất thải hữu cơ trong chăn nuôi thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng.

- Quá trình ủ phân giúp phân hủy các chất hữu cơ và tiêu diệt các mầm bệnh.

- Phương pháp ủ thường được sử dụng với chất độn chuồng và phân vật nuôi.

Trả lời Khám phá mục I.2 SGK trang 114:

- Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất độn chuồng và phân của động vật.

- Lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ: tạo phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. tiêu diệt mầm bệnh.

3. Xử lí nhiệt

- Phương pháp xử lý nhiệt đất dùng nhiệt độ cao để giảm kích thước chất thải trước khi xử lý tiếp. 

- Đốt chất thải an toàn và tiêu diệt bào tử vi khuẩn. 

- Phương pháp đơn giản, dễ áp dụng và năng lượng phát sinh có thể được tận dụng cho các mục đích khác.

4. Lọc khí thải

- Không khí trong chuồng nuôi chứa bụi, ammonia và hợp chất gây mùi.

- Hệ thống chuồng kín có lọc không khí trước khi xả thải ra ngoài.

- Giảm khí gây mùi bằng kĩ thuật tách khí nhưng thường có chi phí cao.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 22 Xử lí chất thải chăn nuôi, Tải giáo án trọn bộ công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức, Giáo án word Tin học 11 định hướng công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức Bài 22 Xử lí chất thải chăn nuôi

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI