Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 KNTT Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên (P3)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên (P3) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Hoạt động 6. Tìm hiểu mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các quy định về mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các tình huống, trường hợp SGK để trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận về mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp SGK tr.62 và trả lời câu hỏi:

+ Năm 15 tuổi, V phạm những tội nào? Theo em, Tòa án sẽ quyết định hình phạt thế nào?

+ Khi xem xét tội của V ở lần phạm tội năm 17 tuổi, Tòa án có bỏ qua lần phạm tội năm 15 tuổi không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Ghi nhớ SGK tr.62 và rút ra kết luận:

+ Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dung như thế nào?

+ Đối với phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiên sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc tình huống, trường hợp để trả lời câu hỏi.

- HS tham khảo thông tin phần Ghi nhớ SGK tr.62 để tìm hiểu về tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trường hợp.

- GV mời đại diện HS trình bày về tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV nhấn mạnh:

+ Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định.

+ Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3 năm.

+ Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội (Điều 103 Bộ luật Hình sự).

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp SGK tr.63 và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao N được đề nghị giảm mức hình phạt đã tuyên?

+ Em hãy nêu ví dụ minh họa về điều kiện để được giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của luật hình sự.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Ghi nhớ SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: Theo Điều 105 Bộ luật Hình sự thì điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội được giảm mức hình phạt đã tuyên như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc tình huống, trường hợp để trả lời câu hỏi.

- HS tham khảo thông tin phần Ghi nhớ SGK tr.63 để tìm hiểu về giảm mức phạt đã tuyên.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trường hợp.

- GV mời đại diện HS trình bày về vấn đề giảm mức phạt đã tuyên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vấn đề giảm mức phạt đã tuyên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp SGK tr.63 và cho biết:

+ U đã làm gì để được tha tù trước thời hạn.

+ Em hãy nêu ví dụ minh họa về điều kiện tha tù trước thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ SGK tr.63 và cho biết: Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thể được tha thứ trước thời hạn khi có đủ các điều kiện nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp SGK tr.63 và trả lời câu hỏi.

- HS đọc thông tin phần Ghi nhớ SGK tr.63 để tìm hiểu về tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày về tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp SGK tr.64 và cho biết:

+ Án tích là gì? Việc xóa án tích sẽ đem lại điều gì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi tái hòa nhập cộng đồng?

+ Vì sao M không có án tích?

+ Em hãy nêu ý nghĩa của việc xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Ghi nhớ SGK tr.64 và cho biết: Xóa án tích đối với người chưa thành niên được quy định như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.64 để trả lời câu hỏi.

- HS đọc phần Ghi nhớ SGK tr.64 để tìm hiểu về quy định xóa án tích đối với  người chưa thành niên.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi thông tin, trường hợp.

- GV mời đại diện HS trình bày về quy định xóa án tích đối với  người chưa thành niên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy định xóa án tích đối với người chưa thành niên.

6. Tìm hiểu mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

6.1 . Tổng hợp hình phạt

* Trả lời câu hỏi

- Năm 15 tuổi, V phạm hai tội: trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự) và tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật Hình sự). Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định.

- Năm 17 tuổi, V phạm tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật Hình sự). Khi xem xét tội của V ở lần phạm tội năm 17 tuổi, Toà án căn cứ vào mức hình phạt đã tuyên đối với tội đã phạm năm V 15 tuổi để ra quyết định hình phạt.

* Tổng hợp hình phạt

- Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

+ Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đôi với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

+ Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2. Giảm mức hình phạt đã tuyên

* Trả lời câu hỏi

- Căn cứ để M được giảm mức hình phạt đã tuyên là :

+ N đã chấp hành được hai phần năm mức hình phạt.

+ N có nhiều tiến bộ trong thời gian chấp hành hình phạt tại trại giam.

+ Ban Giám thị trại đề nghị Toà án xem xét giảm mức hình phạt đối với N.

- Một số quy định của pháp luật:

+ Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ

và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm.

+ Riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 4 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên. Nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

* Giảm mức hình phạt đã tuyên:

+ Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên.

+ Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các

căn cứ theo quy định của pháp luật (Điều 62 Bộ luật Hình sự).

+ Miễn chấp hành hình phạt khác với miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục áp dụng.

+ Miễn trách nhiệm hình sự được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử khi có các tình tiết phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 29 Bộ luật Hình sự).

+ Miễn hình phạt được Toà án áp dụng trong giai đoạn xét xử; người phạm tội có thể được

miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 59 Bộ luật Hình sự).

6.3. Tha tù trước thời hạn có điều kiện

* Trả lời câu hỏi

- U được tha tù trước thời hạn vì:

+ U phạm tội lần đầu và có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt trong thời gian chấp hành hình phạt.

+ U đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù.

+ U có nơi cư trú rõ ràng.

+ U được Ban Giám thị trại đề nghị xem xét tha tù trước thời hạn.

- Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Toà án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ.

* Tha tù trước thời hạn có điều kiện

- Toà án là cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án.

 

- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.

- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 2 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Toà án có thể huỷ bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

+ Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Toà án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước.

+ Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự

có thẩm quyền, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

6.4. Xóa án tích

* Trả lời câu hỏi

- Xóa án tích là một chế định quan trọng, thể hiện tính nhân văn và tôn trọng quyền con người trong pháp luật hình sự.

+ Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định: Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Từ thời điểm xóa án tích, họ trở thành công dân bình thường về măt tư pháp và cơ quan, tổ chức, cá nhân không được căn cứ vào sự kiện họ đã bị kết án trước đây để hạn chế quyền lợi của họ. Sau khi được xóa án tích, các giấy tờ liên đến lí lịch nhân thân của họ đều được ghi nhận là không có án tích và nếu người đó lại là tội phạm mới thì cũng coi như phạm tội lần đầu.

- M phạm tội khi 15 tuổi, thuộc trường hợp pháp luật quy định được coi là không có án tích.

- Việc xóa án tích giúp người phạm tội dưới 18 tuổi tránh khỏi sự kì thị cho mọi người, không mặc cảm bởi việc làm sai trái của bản thân trong quá khứ, tự tin trong cuộc sống hòa nhập với cộng đồng.

+ Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định xóa án tích gồm có 3 trường hợp: người bị kết án được đương nhiên xóa án tích (Điều 70), xóa án tích theo quyết định của Toàn án (Điều 71) và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72).

Xóa án tích

Xóa án tích đối với người chưa thành niên được quy định:

- Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi vô ý.

+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học, thực hành xử lí một số tình huống.
  3. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập 1 – 5 SGK tr.64, 65.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập 1 – 5 SGK tr.64, 65.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập 1 – 5 SGK tr.64, 65.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

- HS làm việc nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học về pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên để hoàn thành câu hỏi bài tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời:

Bài tập 1

  1. Sai, vì việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội ngoài căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức của họ, phải căn cứ tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, phải bảo đảm lợi ích tốt nhất và nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội.
  2. Sai, vì khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Do đó, một số trường hợp Bộ luật Hình sự quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
  3. Sai, vì việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm các mục đích giáo dục, giúp đỡ và tạo điều kiện để họ sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả, không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
  4. Sai, vì theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Hình sự, hình phạt tiền áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều lệ quy định.

Bài tập 2

  1. Ph (15 tuổi) không phải chịu trách nhiệm hình sự vì dưới 16 tuổi nhưng bị xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ (không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và không đủ tuổi sử dụng xe máy).
  2. S (16 tuổi) phải chịu trách nhiệm hình sự do đủ 16 tuổi và có hành vi vi phạm quy định Điều 174 Bộ luật Hình sự (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). N (13 tuổi) không phải chịu trách nhiệm hình sự.
  3. L, Tr phải chịu trách nhiệm hình sự do có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự (tội làm nhục người khác).

Bài tập 3

Trường hợp này có thể áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng (Điều 94 Bộ luật Hình sự) nếu người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự đối với Đ.

Bài tập 4

  1. Trong Phiếu lí lịch tư pháp của H không có án tích vì khi phạm tội H 15 tuổi. Trường hợp của H được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc trường hợp từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
  2. Y có thể được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt do trong thời gian chấp hành án, cố gắng cải tạo, rèn luyện và đã chấp hành được 1/3 thời hạn phạt tù (khoản 1 Điều 105 Bộ luật Hình sự).

Bài tập 5

  1. L không nên làm việc cho ông U vì vận chuyển hàng lậu qua biên giới là hành vi phạm tội (Điều 189 Bộ luật Hình sự - tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới).
  2. V không nên rủ bạn xem đánh nhau và quay video để phát tán trên mạng xã hội. V nên cùng các bạn can ngăn hoặc nhờ người có trách nhiệm can ngăn, chấm dứt việc đánh nhau giữa hai bạn, ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra.
  3. M cần kể với cha, mẹ hoặc những người có trách nhiệm, có thẩm quyền trong việc xử lí các hành vi tổ chức đánh bạc của người hàng xóm.
  4. G không nên đốt củi trong rừng vì dễ gây cháy rừng, hủy hoại rừng và vi phạm Điều 243 Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại rừng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
  3. Nội dung: HS làm việc ở nhà, trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.83.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.83.

d. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kntt Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC