Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 KNTT Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam (P1)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam (P1) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
BÀI 6: KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(5 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến pháp luật hình sự Việt Nam.
- Năng lực đặc thù:
- Điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc góp phần xây dựng pháp luật hình sự Việt Nam; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành pháp luật hình sự ; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật hình sự.
- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự Việt Nam; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với pháp luật hình sự Việt Nam.
- Phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện pháp luật hình sự.
- Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,...liên quan đến pháp luật hình sự Việt Nam.
- Một số điều luật liên quan trực tiếp tới bài học trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của HS về chủ đề bài học; Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đối mặt” – Kể tên các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam.
- Sản phẩm: HS kể tên các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 2 đội chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đối mặt” – Kể tên các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam.
+ Đội nào trả lời được đúng, nhanh và nhiều nhất về tên các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, đội đó sẽ là đội chiến thắng.
+ Đội thua cuộc sẽ hát,....(do HS hoặc GV lựa chọn).
- Sau khi khi chơi trò chơi, GV mời một số HS chia sẻ bài học rút ra từ hành vi vi phạm đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV nêu tên trò chơi, chia thành hai đội chơi và lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt hai đội chơi nêu tên các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam.
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ bài học rút ra từ hành vi vi phạm đó.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, bảo đảm pháp chế, phòng chống vi phạm pháp luật. Khi tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật chưa cao, Nhà nước có thể áp dụng các chế tài hành chính, dân sự,... nhưng khi hành vi vi phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lí nghiêm khắc đó chính là chế tài hình sự, được quy đïnh trong pháp luật hình sự. Bài học giúp chúng ta hiểu về khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam; nhận biết tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống thường gặp và nêu được ý kiến phân
tích, đánh giá, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự. Chúng ta cùng vào Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm pháp luật hình sự
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm pháp luật hình sự.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, nghiên cứu trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi :
+ M đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? M đã phải gánh chịu hậu quả của pháp lí là gì?
+ Pháp luật hình sự có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, kết luận về khái niệm pháp luật hình sự.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về khái niệm pháp luật hình sự và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.42, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Pháp luật hình sự có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, trường hợp SGKtr.42 để trả lời câu hỏi. Sau đó, HS thảo luận cặp đôi và thống nhất đáp án. - GV theo dõi quá trình HS làm việc cặp đôi, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày vị trí, vai trò của pháp luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về pháp luật hình sự: Để quản lí xã hội, bảo vệ chế độ và trật tự xã hội, Nhà nước ban các văn bản pháp luật và áp dụng nhiều biện pháp như : giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. + Khi hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội chưa cao, Nhà nước có thể sử dụng các chế tài hành chính dân sự như: cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại,…để xử phạt. + Nếu hành vi vi phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cao với xã hội thì Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lí mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất là các chế tài hình sự, được quy định trong Bộ luật Hình sự. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu khái niệm pháp luật hình sự Trả lời câu hỏi thảo luận - M có hành vi xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, xâm phạm đến chế độ xã hội chủ nghĩa là quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hoang mang trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. - M đã phải gánh chịu hậu quả pháp lí là 7 năm tù về tội phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117 Bộ luật Hình sự). Khái niệm pháp luật hình sự - Là công cụ quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. - Để thực hiện vai trò này, các quy phạm pháp luật hình sự do Nhà nước ban hành đã xác định cụ thể những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và quy định hình phạt áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thực hiện các tội phạm đó.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự như tội phạm và các khái niệm liên quan.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin, nghiên cứu tình huống trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Hành vi vi phạm pháp luật của A và N đã gây tác hại như thế nào đối với xã hội?
+ Vì sao N bị đưa ra xét xử, còn A chỉ bị xử phạt hành chính?
+ Em hãy chỉ ra các dấu hiệu sau trong hành vi vi phạm pháp luật của N :
- Tính nguy hiểm cho xã hội.
- Tính có lỗi.
- Tính trái pháp luật.
- Tính chịu hình phạt.
- GV phân tích và giảng giải một số nội dung được quy định trong Bộ luật Hình sự để HS hiểu và trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận và nhấn mạnh về tội phạm – thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về một số thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự như tội phạm và các khái niệm liên quan và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin, nghiên cứu tình huống trong SGK tr.43 và trả lời các câu hỏi: + Hành vi vi phạm pháp luật của A và N đã gây tác hại như thế nào đối với xã hội? + Vì sao N bị đưa ra xét xử, còn A chỉ bị xử phạt hành chính? + Em hãy chỉ ra các dấu hiệu sau trong hành vi vi phạm pháp luật của N : · Tính nguy hiểm cho xã hội. · Tính có lỗi. · Tính trái pháp luật. · Tính chịu hình phạt. - GV phân tích cho HS một số nội dung được quy định trong Bộ luật Hình sự để HS hiểu và trả lời được câu hỏi: + Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được xác định dựa trên cơ sở là tầm quan trọng của các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị hành vi đó xâm hại. Hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội càng lớn, càng nghiêm trọng thì tội phạm có tính nguy hiểm càng cao. + Tính có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra và đối với hậu quả của hành vi đó. + Tính trái pháp luật hình sự: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự. + Tính chịu hình phạt là hậu quả của hành vi phạm tội. + Năng lực trách nhiệm hình sự: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự. - GV hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ SGK tr.43 và trả lời câu hỏi: Tội phạm là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - HS đọc phần Ghi nhớ SGK tr.43 để tìm hiểu về khái niệm tội phạm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về tội phạm. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm tội phạm. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, nghiên cứu tình huống SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: + D và H có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không? Vì sao? + Em hãy nêu những căn cứ để xác định một người có hay không có năng lực trách nhiệm hình sự. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những căn cứ để xác định một người có hay không có năng lực trách nhiệm hình sự. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, tình huống SGK tr.44 để trả lời câu hỏi. - HS tham khảo phần Ghi nhớ SGK tr44 để tìm hiểu về căn cứ để xác định một người có hay không có năng lực trách nhiệm hình sự. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi tình huống. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về năng lực trách nhiệm hình sự. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận năng lực trách nhiệm hình sự. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nghiên cứu trường hợp 1, 2 SGK tr.45 và trả lời câu hỏi: + Trong hai trường hợp trên, ai là người phạm tội? Vì sao? + Em hãy nêu một ví dụ về trách nhiệm hình sự. - GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.45 và trả lời câu hỏi: Trách nhiệm hình sự là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.45 để tìm hiểu về trách nhiệm hình sự. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện 1 – 2 SH trình bày về năng lực trách nhiệm hình sự. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về năng lực trách nhiệm hình sự. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 4 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu trường hợp ông S SGK tr.45 và trả lời câu hỏi: + Việc tòa án kết tội ông S nhằm mục đích gì? + Theo em, hình phạt có phải là sự trừng phạt đối với phạm tội không? Vì sao? - GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.45 và trả lời câu hỏi: + Hình phạt là gì? + Mục đích của hình phạt? + Có các loại hình phạt nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống của ông S SGK tr.45 để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về trường hợp của ông S. - GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Khái niệm hình phạt. + Mục đích của hình phạt. + Các loại hình phạt. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hình phạt. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự 2.1. Tội phạm Trả lời câu hỏi thảo luận - Hành vi của N và A đã gây ra tác hại đối với xã hội như sau: + Hành vi tham gia đua xe trái phép của N là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và cho chính bản thân. + A cổ vũ trái phép là khuyến khích hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xâm phạm trật tự xã hội. - A có hành vi cổ vũ đua xe trái phép (không quy định trong Bộ luật Hình sự) – là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, do đó A chỉ bị xử phạt hành vi phạm hành chính. N tham gia đua xe trái phép (quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự) – hành vi vi phạm luật hình sự, bị đưa ra xét xử theo pháp luật hình sự. - Các dấu hiệu trong hành vi vi phạm của N: + Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đua xe trái phép có thể gây tai nạn cho bản thân và cho những người tham gia giao thông, gây ách tắc giao thông. + Tính có lỗi: N chủ động thực hiện hành vi đua xe dù biết đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm. + Tính trái pháp luật hình sự: hành vi đua xe trái phép được quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự. + Tính chịu hình phạt: N bị đưa ra xét xử theo Điều 226 Bộ luật Hình sự. Khái niệm tội phạm Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (hoặc pháp nhân thương mại) thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, ATXH, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí. - Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác.
2.2. Năng lực trách nhiệm hình sự Trả lời câu hỏi - Người bị bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Vì vậy, D không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình do không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình vì mắc bệnh tâm thần. - H là người bình thường, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (đánh nhau do mâu thuẫn cá nhân) nên H phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác do mình gây ra. Căn cứ xác định trách nhiệm năng lực hình sự - Khả năng nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội và khả năng điều khiển hành vi của một người. - Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2.3. Trách nhiệm hình sự Trả lời câu hỏi - Trong hai trường hợp trên, ông S là người phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi vận chuyển ma túy trái phép được quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự. Ông B không phải chịu trách nhiệm hình sự mà phải chịu trách nhiệm dân sự vì vi phạm hợp đồng mua bán. - Các ví dụ khác về trách nhiệm hình sự như: tội trộm cắp, tội cướp giật, tội mua bán chất trái phép ma túy,… Trách nhiệm hình sự - Trách nhiệm hình sự là: + Hậu quả pháp lí bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi tội phạm của mình như: hình phạt, các biện pháp tư pháp khác được quy định trong Bộ luật Hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. + Là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội. - Chỉ người nào phạm tội đã được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.4. Hình phạt Trả lời câu hỏi - Việc tòa án kết tội ông S nhằm mục đích trừng phạt ông S, ngăn ngừa ông S phạm tội mới, giáo dục ông S thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và quy tắc của cuộc sống. - Hình phạt không chỉ là sự trừng phạt đối với người phạm tội mà còn nhằm mục đích ngăn ngừa họ phạm tội mới, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, răn đe mọi người không được phạm tội. Khái niệm hình phạt - Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hạn chế, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó (Điều 30 Bộ luật Hình sự). - Là công cụ hữu ích được Nhà nước sử dụng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mục đích của hình phạt - Trừng trị người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. - Cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. - Răn đe mọi người không được phạm tội, góp phần giáo dục công dân tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Các loại hình phạt - Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. - Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính). |
Hoạt động 3. Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu thông tin, trường hợp về một nguyên tắc, thảo luận và trả lời câu hỏi liên quan.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày, cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và kết luận về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kntt Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác