Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 KNTT Bài 4: Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ (P1)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ (P1) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ
BÀI 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ
(6 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm, thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ; các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Nhận biết được mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh một doanh nghiệp nhỏ cụ thể.
- Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ,
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
- Năng lực đặc thù:
- Điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội.
- Phát triển bản thân: Bước đầu biết lựa chọn mô hình hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân.
- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi trong việc lựa chọn mô hình và tham gia sản xuất kinh doanh; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, thảo luận đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ; Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
- Phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
- Tự giác, tích cực, đoàn kết trong hoạt động tập thể, luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đất nước trong việc lựa chọn được mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.
- Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... về doanh nghiệp nhỏ.
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Những vấn đề về doanh nghiệp nhỏ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” – Kể tên các mô hình sản xuất kinh doanh.
- Sau khi chơi trò chơi, GV đặt câu hỏi: Theo em, mô hình sản xuất kinh doanh nào thường được những người mới khởi nghiệp lựa chọn? Vì sao?
- Sản phẩm:
- Tên các mô hình sản xuất kinh doanh.
- Mô hình sản xuất kinh doanh thường được những người mới khởi nghiệp lựa chọn.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 2 đội chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” – Kể tên các mô hình sản xuất kinh doanh.
+ Đội nào trả lời được đúng, nhanh và nhiều nhất về tên các mô hình sản xuất kinh doanh, đội đó sẽ là đội chiến thắng.
+ Đội thua cuộc sẽ hát,....(do HS hoặc GV lựa chọn).
- Sau khi khi chơi trò chơi, GV đặt câu hỏi: Theo em, mô hình sản xuất kinh doanh nào thường được những người mới khởi nghiệp lựa chọn? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV nêu tên trò chơi, chia thành hai đội chơi và lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt hai đội chơi nêu tên các mô hình sản xuất kinh doanh:
+ Mô hình hộ sản xuất kinh doanh.
+ Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh.
+ Mô hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
- Công ty TNHH một thành viên.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp nhà nước.
+…
- GV mời đại diện một số HS nêu tên mô hình sản xuất kinh doanh thường được những người mới khởi nghiệp lựa chọn và giải thích lí do.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Doanh nghiệp nhỏ có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ là mô hình nhiều doanh nhân đã chọn để khởi nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ có ưu thế là tạo ra nhiều việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân; khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ vẻ tài chính, lao động, đất đai,... Bài học này giúp chúng ta có những hiểu biết về đặc trưng, những thuận lợi, khó khăn cũng như các lĩnh vực kinh doanh thích hợp, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ để có cơ sở định hướng cho bản thân trong tương lai khi muốn lựa chọn một mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ. Chúng ta cùng vào Bài 4 – Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp nhỏ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm doanh nghiệp nhỏ.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:
+ Doanh nghiệp AH có quy mô lao động và doanh thu thế nào?
+ Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy giải thích vì sao AH được coi là doanh nghiệp nhỏ?
+ Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định một doanh nghiệp nhỏ?
- GV nhận xét và kết luận về khái niệm doanh nghiệp nhỏ.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin về khoản 2, Điều 6 - Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ và câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH SGK tr.24 và trả lời câu hỏi : + Doanh nghiệp AH có quy mô lao động và doanh thu thế nào? + Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy giải thích vì sao AH được coi là doanh nghiệp nhỏ? - GV yêu cầu HS đọc thông tin và rút ra kết luận: Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định một doanh nghiệp nhỏ? à GV nhấn mạnh những tiêu chí để xác định một doanh nghiệp nhỏ đã có trong SGK. - GV trình chiếu cho HS tham khảo một số hình ảnh về doanh nghiệp nhỏ: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin và câu chuyện trong SGK, trả lời câu hỏi. Sau đó, HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thống nhất đáp án. - HS đọc nội dung thông tin màu xanh để rút ra kết luận về khái niệm doanh nghiệp nhỏ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời câu hỏi thảo luận. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày khái niệm, những căn cứ để xác định doanh nghiệp nhỏ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm doanh nghiệp nhỏ. - GV mở rộng kiến thức về DN nhỏ:
- GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp nhỏ * Trả lời câu hỏi thảo luận Doanh nghiệp AH là doanh nghiệp nhỏ vì đảm bảo đúng tiêu chí về một doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: có 50 lao động và doanh thu năm liền kề đạt 12 tỉ đồng. * Khái niệm doanh nghiệp nhỏ - Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu. - Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ được quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
- Nội dung:
- GV tổ chức thảo luận nhóm, yêu cầu HS đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH trong SGK để trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao doanh nghiệp AH có thể đứng vững trên thị trường?
- GV tiếp tục tổ chức thảo luận nhóm, hướng dẫn HS đọc câu chuyện của doanh nghiệp AH trong SGK để trả lời câu hỏi: Với mô hình doanh nghiệp nhỏ, AH đang gặp những khó khăn gì trong sản xuất kinh doanh?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 4: Những vấn đề chung về doanh, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kntt Bài 4: Những vấn đề chung về doanh, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 4: Những vấn đề chung về doanh
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác