Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 KNTT Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam (P2)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam (P2) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học, thực hành xử lí một số tính huống.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học về khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi bài tập 1- 6 phần Luyện tập SGK tr.51-53.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm đôi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành yêu cầu bài tập 1 – 5 SGK tr.51-53.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học về khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- GV theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm đôi trả lời câu hỏi bài tập:
Bài tập 1
- Không đồng tình, vì chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới là tội phạm.
- Không đồng tình, vì một hành vi bị coi là tội phạm phải có đủ bốn dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt.
- Đồng tình, vì nếu hành vi đe doa đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa do sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì hành vi đó cũng được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ Điều 133 Bộ luật Hình sự - tội đe dọa giết người.
- Không đồng tình, vì đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
- Không đồng tình, vì khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Không đồng tình, vì hình phạt ngoài mục đích trừng trị người phạm tội, còn có mục đích giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Bài tập 2:
- Đua xe trái phép là hành vi cản trở giao thông, gây nguy hiểm, mất an toàn đối với người tham gia giao thông và bản thân.
- Trộm cắp tài sản của công dân là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
- Trả thù người tố cáo là hành vi xâm phạm quyền tố cáo - xâm phạm một trong các quyền dân chủ của công dân.
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân là hành vi xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
- Vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới là hành vi xâm phạm trật tự quản lí kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lí việc xuất nhập khẩu hàng hoá, tiền tệ, kim khí, đá quý.
à Đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự. Người thực hiện những hành vi này, tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vị, lỗi của người thực hiện hành vi,... có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Bài tập 3:
- Q không phải chịu trách nhiệm hình sự do không có lỗi.
- O phải chịu trách nhiệm hình sự do có hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự.
- NN không phải chịu trách nhiệm hình sự do tỉ lệ thương tật của người bị đánh < 11% (theo Điều 134 Bộ luật Hình sự). N sẽ bị xử lí vi phạm pháp luật hành chính theo quy định.
- Y sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự do thực hiện hành vi bẻ khoá, lấy cắp xe; H (14 tuổi) do đứng cảnh giới nên không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị xử lí vi phạm pháp luật hành chính theo quy định.
Bài tập 4:
- Nguyên tắc nhân đạo: thể hiện qua việc anh D được xét giảm thời gian chấp hành hình phạt và ra tù sớm trước thời hạn 2 năm do cải tạo tốt. Theo điểm e, khoản 1 Điều 3 - Nguyên tắc xử lí thì: Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, nguyên tắc pháp chế. Toà án đã quyết định mức hình phạt khác nhau trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ tham gia trong hành vi phạm tội của A và B.
- Nguyên tắc hành vi: luật hình sự không truy cứu trách nhiệm khi chưa có hành vi phạm tội xảy ra.
- Nguyên tắc có lỗi: bác sĩ V bị truy cứu trách nhiệm hình sự với lỗi vô ý làm chết người.
- Nguyên tắc dân chủ: ông N bắt giữ người trái phép, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân. Việc ông N bị Toà án kết tội giam giữ người trái pháp luật theo Điều 157 Bộ luật Hình sự thể hiện pháp luật bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, thể hiện nguyên tắc dân chủ trong pháp luật hình sự.
Bài tập 5:
- Trộm cắp là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Nếu thực hiện ý định, Y sẽ phạm tội trộm cắp tài sản và có thể bị phạt tù theo quy định của pháp luật. Đây là ý định sai, Y không nên thực hiện.
- Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi vi phạm pháp luật hình sự quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự và phải chịu trách nhiệm pháp lí, có thể là bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. N không nên thực hiện ý định này.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tổ chức đóng vai và đưa ra cách xử lí tình huống sau :
+ Trên đường đi học về, S và các bạn phát hiện hai thanh niên đang loay hoay phá khóa để lấy xe máy trước cửa hàng điện thoại. S muốn kêu to để mọi người xung quanh biết nhưng các bạn kéo S đi vì sợ bị đánh.
+ Biết Ph thích chiếc điện thoại đời mới nhưng không có tiền, ông M (một người nghiện ma túy) đã bảo nếu Ph đi giao ma túy giúp ông, ông sẽ cho tiền mua điện thoại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm, tổ chức đóng vai và đưa ra cách xử lí tình huống 2 tình huống.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:
+ Khuyên S kêu to để mọi người xung quanh phát hiện để giúp S ngăn ngừa hành vi phạm tội. Hoặc khuyên S có thể nhẹ nhàng gọi điện thông báo cho số điện thoại của đường dây nóng báo cho người thân nhằm ngăn ngừa hành vi phạm tội đó.
+ Khuyên bạn không đi giao ma túy cho ông M, vì vận chuyển ma túy là phạm tội theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống để phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp luật hình sự một cách chủ động, sáng tạo.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng những điều đã học về khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp luật hình sự.
- Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi bài tập 1,2 phần Vận dụng SGK tr.53.
- Tổ chức thực hiện
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kntt Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác