Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 KNTT Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên (P2)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên (P2) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Hoạt động 4. Tìm hiểu biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin, nghiên cứu trường hợp và trả lời câu hỏi:
+ Căn cứ để Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với A là gì?
+ Trong trường giáo dưỡng, A đã làm gì để được nhà trường đề nghị Tòa án xem xét để có thể quyết định chấm dứt trước thời gian giáo dục tại trường giáo dưỡng?
+ Theo em, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng giúp ích gì cho việc giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội ?
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về các biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin và trường hợp SGK tr.58, 59 và trả lời câu hỏi: + Căn cứ để Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với A là gì? + Trong trường giáo dưỡng, A đã làm gì để được nhà trường đề nghị Tòa án xem xét để có thể quyết định chấm dứt trước thời gian giáo dục tại trường giáo dưỡng? + Theo em, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng giúp ích gì cho việc giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội ? - GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.59 để tìm hiểu về các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS đọc mục Ghi nhớ SGK tr.59 để tìm hiểu về các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS trình bày về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. - GV chuyển sang nội dung mới. |
4. Tìm hiểu biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trả lời câu hỏi thảo luận 1/ Căn cứ để Toà án áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A là: tuổi khi phạm tội, tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của A. 2/ Trong thời gian sống ở trường giáo dưỡng, A đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ học tập, lao động theo sự quản lí, giáo dục của nhà trường và có nhiều tiến bộ nên được nhà trường đề nghị Toà án có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng. 3/ Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội giúp họ rời xa, cách li khỏi môi trường đang sống, tạo cho họ sống trong môi trường nền nếp, kỉ luật, được học tập, giáo dục, lao động phù hợp với lứa tuổi để có thể nhận thức được sai lầm, sửa chữa những hành vi vi phạm, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ. Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội - Tòa án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 1 năm đến 2 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người phạm tội mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chẽ (khoản 1 Điều 96 Bộ luật Hình sự). - Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lí, giáo dục của nhà trường (khoản 2 Điều 96 Bộ luật Hình sự). - Nếu người giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lí, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. |
Hoạt động 5. Tìm hiểu các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm đọc thông tin, nghiên cứu trường hợp, thảo luận về một hình phạt và trả lời câu hỏi tương ứng về hình phạt.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét và kết luận về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm nhỏ. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và giao nhiệm cho các nhóm: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về hình phạt cảnh cáo 1/ Đọc trường hợp SGK tr.59 và cho biết: Em hãy nêu căn cứ để Tòa án ra quyết định hình phạt cảnh cáo đối với A. 2/ Theo em, hình phạt cảnh cáo nhằm mục đích gì? + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về hình phạt phạt tiền 1/ Đọc thông tin, trường hợp SGK tr.60 và cho biết: Vì sao Tòa án áo dụng hình phạt tiền với mức phạt là 40 triệu đồng với K? 2/ Vì sao khi áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức phạt lại không quá 1/2 mức phạt tiền mà điều luật quy định? + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về hình phạt cải tạo không giam giữ 1/ Đọc thông tin và trường hợp SGK tr.60 và cho biết: Căn cứ để Tòa án ra quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q là gì ? Vì sao UBND xã P được giao trách nhiệm giám át, giáo dục Q? 2/ Hình phạt cải tạo không giam giữ có ý nghĩa như thế nào đối với người dưới 18 tuổi phạm tội? + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về hình phạt tù có thời hạn 1/ Đọc thông tin, trường hợp SGK tr.61 và cho biết: Vì sao Tòa án áp dụng mức hình phạt tù đối với X là 12 năm? 2/ Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần căn cứ vào nguyên tắc nào trong Bộ luật Hình sự? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các hình phạt áp dụng đối với dưới 18 tuổi phạm tội. - GV chuyển sang nội dung mới. |
5. Tìm hiểu các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 5.1. Cảnh cáo * Trả lời câu hỏi thảo luận - Căn cứ để Tòa áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với A là: tuổi của A khi phạm tội, thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, có các tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, được người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt. - Hình phạt cảnh cáo nhằm mục đích cảnh cáo, răn đe người phạm tội thật sự ăn năn, hối cải sửa chữa sai lầm để trở thành người công dân có ích cho xã hội. * Hình phạt cảnh cáo Cảnh cáo là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. 5.2. Phạt tiền * Trả lời câu hỏi thảo luận - Tòa án áp dụng hình phạt tiền với mức tiền phạt là 40 triệu đồng đối với K (không quá 1/2 khung hình phạt của tội mà K đã phạm) dựa trên nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm. - Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định. * Hình phạt phạt tiền Là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Trường hợp người dưới 18 tuổi không có thu nhập thì không áp dụng hình phạt tiền vì mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội không đạt. 5.3. Cải tạo không giam giữ * Trả lời câu hỏi thảo luận - Căn cứ để Tòa án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q là: + Tuổi: Q 17 tuổi khi phạm tội, có nơi cứ trú rõ ràng. + Nhân thân: Q phạm tội lần đầu đã thật sự ăn năn hối lỗi, thành khẩn khai báo. + Loại tội phạm: Q phạm tội tàng trữ trái phép vật liệu nổ. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự ATXH, cần phải xử lí nghiêm nhưng chưa đến mức phải cách li xã hội. UBND xã nơi Q cư trú đươc Tòa án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục để trực tiếp thực hiện việc quản lí, giáo dục P trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tại nơi cứ trú. - Việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ tạo điều kiện để Q được tiếp tục sống, làm việc ổn định, tự cải tạo dưới sự giám sát, giáo dục của UBND xã nơi cư trú. * Hình phạt cải tạo không giam giữ - Cải tạo không giam giữ là hình thức Toà án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc UBND cấp xã trong việc giám sát, giáo dục họ. - Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. - Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì không khấu trừ thu nhập của người đó. - Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định. 5.4. Tù có thời hạn * Trả lời câu hỏi thảo luận - Tòa án áp dụng mức hình phạt 12 năm tù có thời hạn đối với X căn cứ vào nguyên tắc xử lí đối với người phạm tội dưới 18 tuổi quy định tại Điều 91 và Điều 101 Bộ luật Hình sự. - Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội căn cứ vào nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự. * Hình phạt tù có thời hạn - Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. - Đối với từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không 1/2 mức phạt tù mà pháp luật quy định. |
Hoạt động 6. Tìm hiểu mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các quy định về mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các tình huống, trường hợp SGK để trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện một số HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, kết luận về mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức
Soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan, GA word chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kntt Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan, giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác