Soạn giáo án chuyên đề Địa lí 10 CTST Chuyên đề 2 Phần 2: Đô thị hóa ở các nước phát triển

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 2 Phần 2: Đô thị hóa ở các nước phát triển sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Hoạt động 2. Tìm hiểu đô thị hóa ở các nước phát triển

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

 - Phân biệt được quy mô của các đô thị.

- Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập, trả lời các câu hỏi định hướng và báo cáo.

- Phương pháp: Dạy học hợp tác, kĩ thuật trạm - mảnh ghép - sơ đồ tư duy - trò chơi.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm.

- GV hướng dẫn HS được yêu cầu thực hiện ghép nhóm lựa chọn ngẫu nhiên theo thẻ màu.

- GV phát/HS tự chọn nhóm/theo sơ đồ chỗ ngồi/theo phong cách học tập để tìm hiểu về đặc điểm đô thị hoá (lịch sử đô thị hoá, tỉ lệ dân thành thị, quy mô dân số, chức năng đô thị, lối sống đô thị), sự thay đổi quy mô đô thị, xu hướng đô thị hoá của các nước phát triển. Mỗi trạm 4 - 6 HS (1 phút).

+ Trạm 1, 2: Hệ thống các tranh ảnh bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu về đô thị hoá của các nước phát triển à Phiếu học tập 1.

+ Trạm 3, 4: Video tổng hợp à Phiếu học tập 2.

+ Trạm 5, 6: Hệ thống các Link chuyên trang về các vấn đề đô thị hoá các nước phát triển à Phiếu học tập 3.

+ Trạm 7, 8: Sách, báo, tạp chí về đô thị hoá của các nước phát triển à Phiếu học tập 4.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trong nhóm tự phân công nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức.

+ Hoàn thành phiếu học tập cá nhân (7 phút) theo nội dung đã đặt sẵn tại các trạm.

+ Thảo luận nhóm à tổng hợp tóm tắt nội dung cơ bản thành cây thư mục hoặc sơ đồ tư duy trên khổ giấy A3 (15 phút).

+ Tất cả các thành viên trong nhóm trình bày và chia sẻ để cùng nắm nội dung (10 phút).

+ Mỗi nhóm hội ý, thống nhất để đưa ra 5 từ khoá về vấn đề HS thấy tâm đắc nhất và gửi lại cho GV để chuẩn bị cho phần chơi “Tam sao thất bản” ở tiết sau.

+ Các thành viên trong 2 nhóm cùng trạm đổi chéo sản phẩm cho nhau xem, thảo luận và ghi nhận lại các thông tin hay/góp ý cho nhóm bạn à chọn sản phẩm tốt nhất trong 2 sản phẩm cùng nhau hoàn thiện để dán lên bảng (7 phút).

+ Các nhóm dán sản phẩm vào các ô số thứ tự mà GV đã kẻ sẵn sơ đồ về bức tranh đô thị hoá các nước phát triển trên bảng theo 2 cụm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên thành viên trong các nhóm lên trình bày.

- HS nhận xét, đặt câu hỏi cho các nhóm trình bày và phản biện.

- GV tổ chức cho HS các nhóm chơi trò chơi “Tam sao thất bản”.

Trạm 1, 2

Nhóm xanh

Trạm 3, 4

Nhóm đỏ

Trạm 5, 6

Nhóm tím

Trạm 7, 8

Nhóm vàng

- GV phổ biến luật chơi:

+ Trò chơi gồm 2 lượt chơi (lượt 1: các nhóm lẻ; lượt 2: các nhóm chẵn), mỗi lượt chơi gồm 2 phút cho 3 từ khoá. Các đội chơi sẽ cùng thi dưới sự giám sát của 1 ban giám khảo (quản trò) đến từ đội khác.

+ Quản trò đứng ở đầu hàng, người chơi đầu tiên quay mặt về phía quản trò. Những người chơi khác quay lưng lại. Quản trò đưa cho người chơi đầu tiên tờ giấy ghi cụm từ rồi đưa trả lại.

+ Khi có tín hiệu bắt đầu, người chơi đầu tiên quay lại, vỗ vai vào người thứ 2 và truyền đạt bằng tranh vẽ, hành động bất kì để người chơi thứ 2 hiểu và vẽ lại được hình ảnh thể hiện từ khoá.

+ Người chơi thứ hai tiếp tục truyền tranh và hành động của mình cho người chơi tiếp theo. Lần lượt truyền thông tin tới người chơi cuối cùng. Người chơi chỉ được phép quay lưng lại khi tới lượt mình nhận thông tin. Có thể ra tín hiệu quay lại bằng cách vỗ vào lưng.

+ Người chơi cuối cùng dựa vào tranh và hành động của người áp cuối để đoán từ khoá được nhắc đến. Người chơi có thể đoán từ cho đến khi xuất hiện từ khoá hoặc đội xin bỏ qua để chuyển sang từ khoá mới.

- GV lưu ý HS:

+ Không được phép sử dụng lời nói, viết lại từ khoá, từ đồng âm, tiếng nước ngoài,... đối với từ khoá.

+ Trò chơi được diễn ra lần lượt cho đến khi hết thời gian. Quản trò sẽ tổng kết điểm phần chơi, mỗi từ khoá đúng cả đội sẽ được cộng 10 điểm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh siêu đô thị của các nước phát triển:

Đặc điểm đô thị hóa

+ New York, Mỹ: dân số 19,4 triệu người (năm 2010). Dự báo năm 2025 dân số sẽ là 20,6 triệu người.

+ Tokyo, Nhật Bản: dân số 36,7 triệu người (năm 2010). Dự đoán năm 2025 dân số sẽ là 37.1 triệu người.

Quy mô đô thị

https://www.youtube.com/watch?v=0nK32p4QHhs

https://www.youtube.com/watch?v=q2m6bwxBsrM

Siêu đô thị To-ky-o

Siêu đô thị O-sa-ka

Siêu đô thị New York

Siêu đô thị Mát-xco-va

Siêu đô thị Lốt An-giơ-lét

Siêu đô thị Pa-ri

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu đô thị hóa ở các nước phát triển

2.1. Đặc điểm đô thị hóa

a) Lịch sử đô thị hóa

- Quá trình đô thị diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Từ cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX,  diễn ra ở nhiều nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ.

à Các cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển, việc làm ngày càng nhiều góp phần thúc đẩy sự tập trung dân cư.

à Hình thành, mở rộng quy mô và gia tăng số lượng các đô thị.

b) Tỉ lệ dân thành thị

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao thường có quá trình công nghiệp hoá diễn ra sớm, trình độ phát triển kinh tế cao.

c) Quy mô đô thị

- Phân loại quy mô đô thị dựa vào quy mô dân số, quy mô đô thị:

+ Từ 300 nghìn người đến dưới 500 nghìn người.

 

+ Từ 500 nghìn người đến dưới 1 triệu người.

+ Từ 1 triệu người đến dưới 5 triệu người.

+ Từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người.

+ Từ 10 triệu người trở lên.

- Ở các nước phát triển, phần lớn các đô thị có quy mô nhỏ và trung bình.

- Số lượng các siêu đô thị ít hơn so với các nước đang phát triển.

(Bảng 2.1. Số lượng các đô thị tại các nước phát triển theo quy mô dân số , giai đoạn 1950 – 2020 và dự báo đến năm 2035).

 d) Chức năng đô thị

- Chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo.  Bên cạnh đó, gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,... của quốc gia, khu vực.

- Một số đô thị có tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế: Niu Oóc (Hoa Kỳ), Luân Đôn (Anh), Tô-ky-ô (Nhật Bản), Pa-ri (Pháp),...

e) Lối sống đô thị

- Lối sống thành thị lan toả mạnh mẽ về các vùng nông thôn, sự thay đổi trong công việc, thói quen tiêu dùng, văn hoá ứng xử,...

- Sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ở các nước phát triển ít hơn so với các nước đang phát triển.

2.2. Sự thay đổi quy mô đô thị

- Quy mô đô thị ở các nước phát triển chia thành 5 mức độ.

- Sự thay đổi quy mô đô thị:

+ Gia tăng số lượng các đô thị.

+ Quá trình tăng lên về quy mô dân số.

+ Đã hình thành các vùng đô thị, như vùng đô thị Niu Oóc, Tô-ky-ô, Pa-ri,...

(Bảng 2.2. Quy mô dân số của các vùng đô thị, siêu đô thị của các nước phát triển, giai đoạn 1950 – 2020 và dự báo đến  năm 2035).

2. 3. Xu hướng đô thị hóa

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm.

à Nguyên nhân do các nước phát triển đã trải qua quá trình công nghiệp hoá, đời sống của người dân được nâng cao, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn không nhiều, khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập ở các đô thị không còn hấp dẫn như giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá,...

- Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các đô thị lớn.

+ Xu hướng chung ở nhiều nước là phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh một đô thị lớn.

+ Hướng phát triển này nhằm giảm sự tập trung dân cư đông đúc và sức ép cho các đô thị lớn trong quá trình phát triển.

- Chuyển cư từ trung tâm đô thị ra vùng ngoại ô và các đô thị vệ tinh.

à Xu hướng này do điều kiện sống ở khu vực trung tâm đô thị so với khu vực ngoại ô hoặc giữa các đô thị ngày càng xích lại gần nhau; giúp người dân ở các trung tâm đô thị, các đô thị lớn giảm áp lực về nhà ở, chi phí sinh hoạt,...

(Bảng 2.3. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của các nước phát triển năm 2020, dự báo đến năm 2050; Bảng 2.4. Tốc độ gia tăng dân số thành thị ở các nước và thế giới giai đoạn 1950 – 1955 và 2015 – 2020, dự báo đến 2025 – 2030).

 

Bảng 2.1. Số lượng các đô thị tại các nước phát triển phân theo quy mô dân số, giai đoạn 1950 – 2020 và dự báo đến năm 2035

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề địa lí 10 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Địa lí 10 chân trời Chuyên đề 2 Phần 2: Đô thị hóa, GA word chuyên đề Địa lí 10 ctst Chuyên đề 2 Phần 2: Đô thị hóa, giáo án chuyên đề Địa lí 10 chân trời sáng tạo Chuyên đề 2 Phần 2: Đô thị hóa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO