Soạn giáo án chuyên đề Địa lí 10 CTST Chuyên đề 1: Hoạt động 1,2
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 1: Hoạt động 1,2 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(10 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khái niệm, các biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
- Tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.
- Năng lực địa lí:
- Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
- Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hệ thống hóa được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phẩm chất
- Tự giác tham gia và đóng góp tích cực trong các hoạt động nhóm, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống.
- Chăm học, ham học và có tinh thần học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Địa lí 10, Sách giáo viên Chuyên đề học tập Địa lí 10, Giáo án.
- Website biến đổi khí hậu: http://sites.google.com/site/bdkhgnrrtt.
- Website thời tiết: http://weather.com/weather.
- Video trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Acpr6Yc3Edk Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Địa lí 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Thu thập, hệ thống hóa các thông tin về biến đổi khí hậu từ các website.
- Phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập về biến đổi khí hậu.
- Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát, xem video về biến đổi khí hậu; HS quan sát video, trao đổi, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm:
- Những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập đến trong video.
- Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát, xem video clip về biến đổi khí hậu.
https://www.youtube.com/watch?v=Acpr6Yc3Edk
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập đến trong video.
+ Cho biết mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, trao đổi, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi về biến đổi khí hậu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
+ Những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập đến trong video: nắng nóng, cháy rừng, mưa lũ, nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng với tốc độ báo động, diện tích băng tại Bắc Cực thu nhỏ,...
+ Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai: Biến đổi khí hậu trên toàn cầu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thời tiết, khí hậu của các quốc gia với các đợt thiên tai diễn biến dị thường, cường độ khốc liệt hơn.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Tự nhiên trên thế giới đang thay đổi về nhiều mặt, trong đó sự biến đổi về khí hậu với nhiêu biểu hiện khác nhau đã và đang tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên và xã hội trên Trái Đất. Vậy khí hậu toàn cầu đang biến đổi ra sao? Nguyên nhân do đâu và con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề học tập này – Chuyên đề 1 – Biến đổi khí hậu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- TÌM HIỂU KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Trình bày được khái niệm của biến đổi khí hậu.
- Khai thác các biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu.
- Nội dung: HS quan sát các hình ảnh, biểu đồ để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Bảng KWLH về khái niệm của biến đổi khí hậu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 1.1 SGK tr.5, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ vào bảng KWLH.
- GV hướng dẫn HS truy cập vào website thời tiết để thu thập thông tin và trả lời câu hỏi. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 1.1 SGK tr.5, truy cập vào website thời tiết để điền các thông tin vào bảng KWLH. - GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày các thông tin trong bảng KWLH . - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý để các nhóm điều chỉnh bảng KWLH. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu về khái niệm của biến đổi khí hậu - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn. - Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do con người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Trình bày được biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Khai thác các biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Nội dung: HS làm việc theo nhóm để thực hiện các Phiếu học tập 1, 2, 3, 4 về biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Sản phẩm: Phiếu học tập 1, 2, 3, 4 của các nhóm
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau: + Nhóm 1 – Phiếu học tập số 1: Nhiệt độ Trái đất tăng Dựa vào Hình 1.2 sách Chuyên đề học tập Địa lí 10, em hãy: · Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu qua các thập niên giai đoạn 1951 – 2020. · Nguyên nhân làm thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu qua các thập niên giai đoạn 1951 – 2020. · Liên hệ sự thay đổi nhiệt độ ở Việt Nam. + Nhóm 2 – Phiếu học tập số 2: Biến động về lượng mưa · Em hãy cho biết lượng mưa trung bình biến đổi như thế nào trên phạm vi toàn cầu (quy mô, phân bố, tần suất mưa). · Chứng minh lượng mưa trung bình biến động ở các khu vực. · Liên hệ sự biến động lượng mưa ở Việt Nam. + Nhóm 3 – Phiếu học tập số 3: Mực nước biển dâng · Hãy cho biết hiện tượng gì đang diễn ra đối với sông băng Mui La-xi-ơ của Hoa Kỳ vào năm 2003 (hình b) so với năm năm 1976 (hình a). · Tìm ví dụ để chứng tỏ mặt nước biển dâng trên thế giới. · Tìm ví dụ để chứng tỏ mực nước biển dâng ở Việt Nam. + Nhóm 4 – Phiếu học tập số 4: Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan · Em hãy cho biết thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang thay đổi theo hướng nào và thay đổi như thế nào? (xu hướng, phạm vi, cường độ). · Tìm ví dụ chứng minh sự gia tăng các hiện tượng thời tiết hiện nay trên thế giới. · Liên hệ các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo các nhóm, đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 1.2, 1.3 và các hình ảnh, thông tin sưu tầm được khi liên hệ các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4. - GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt các biểu hiện của biến đổi khí hậu theo phiếu học tập: + Nhiệt độ Trái đất tăng. + Biến động về lượng mưa. + Mực nước biển dâng. + Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý để các nhóm điều chỉnh phiếu học tập. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu a) Nhiệt độ Trái đất tăng - Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng: + Giai đoạn từ năm 1906 - 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C. + Thập kỉ 2011 - 2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc. - Sự thay đổi nhiệt độ ở Việt Nam: + Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước tăng khoảng 0,89℃. + Nhiệt độ ngày cao nhất và thấp nhất tăng; số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực; hạn hán gia tăng trên phạm vi toàn quốc; số ngày rét đậm, rét hại giảm. b) Biến động về lượng mưa - Lượng mưa trung bình trong những năm qua có nhiều biến động trên toàn cầu và ở các khu vực: + Phạm vi toàn cầu: · Lượng mưa có xu hướng tăng, lượng mưa ở bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc. · Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30°B trở lên (như ở Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á) và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới (như Nam Á và Tây Phi). · Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm. + Các khu vực: · Tại Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Ca-na-đa (Canada); giảm đi ở Tây Nam Hoa Kỳ, Đông Bắc Mê-hi-cô (Mexico), gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. · Tại Nam Mỹ, lượng mưa tăng lên trên lưu vực sông A-ma-dôn và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm ở Chi-lê và vùng bờ biển phía tây. · Tại châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sa-hen trong giai đoạn 1960 -1980. - Sự biến đổi lượng mưa ở Việt Nam: + Lượng mưa giảm ở các khu vực phía Bắc từ 1% đến 7% và tăng ở các khu vực phía Nam từ 6% đến 21%. + Số lượng các cơn bão mạnh tăng, mưa cực đoan tăng. c) Mực nước biển dâng - Mực nước biển trung bình toàn cầu: + Tăng khoảng 1,8 mm/năm trong giai đoạn 1961 – 2003. + Tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong giai đoạn 1993 - 2003. à Do quá trình giãn nở của nước theo nhiệt độ và do băng lục địa tan (băng ở cực và các đỉnh núi cao). - Mực nước biển dâng ở Việt Nam: mực nước biển trung bình của các trạm ven biển và hải đảo tăng 2,74 mm/năm, riêng trong giai đoạn 1993 - 2018 tăng 3,0 mm/năm. d) Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan - Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, hạn hán,... đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia: + Xu thế tăng cường hoạt động của bão và xoáy thuận nhiệt đới thể hiện rõ ở phía bắc, phía tây nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. + Xu thế hạn hán đang gia tăng ở Bắc Phi, Bắc Mỹ và Nam Âu;... - Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam tiếp tục được ghi nhận với cường độ mạnh hơn và tần suất cao hơn: + Số các cơn bão mạnh đến rất mạnh tăng. + Gió mùa mùa hè bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. + Số ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc giảm. Số ngày nắng nóng tăng, nhất là ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. + Hạn hán khắc nghiệt hơn do nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm trong mùa khô.
|
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề địa lí 10 chân trời sáng tạo
Soạn giáo án chuyên đề Địa lí 10 chân trời Chuyên đề 1: Hoạt động 1,2, GA word chuyên đề Địa lí 10 ctst Chuyên đề 1: Hoạt động 1,2, giáo án chuyên đề Địa lí 10 chân trời sáng tạo Chuyên đề 1: Hoạt động 1,2
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác