Soạn giáo án buổi 2 Toán 11 Cánh diều Chương 5 Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 11 Chương 5 Bài 2: Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 2: BIẾN CỐ HỢP VÀ BIẾN CỐ GIAO. BIẾN CỐ ĐỘC LẬP.
CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài này học sinh sẽ:
- Ôn lại và củng cố kiến thức về Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất:
- Hiểu về các biến cố.
- Thực hiện được các phép toán của biến cố: Cộng và nhân.
- Xử lý bài toán xác suất bằng phương pháp tổ hợp và sơ đồ hình cây.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và các phương pháp đã học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để nhận biết và tính toán các bài toán về các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi:
+ Hai người cùng bắn vào bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai bắn trúng đích lần lượt là 0,8; 0,6. Tính xác suất để hai người cùng bắn trúng đích.
+ HS thực hiện thảo luận và đưa ra đáp án đúng.
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- a. Mục tiêu: HS nhắc lại và hiểu được phần lý thuyết của bài. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS nhắc lại phần kiến thức lí thuyết “Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất”.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các bài tập đơn thức và chuẩn kiến thức của GV.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận Đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
1. Phép toán trên các biến cố a) Biến cố hợp - Có hai biến cố A và B. Khi đó A, B là các tập con của không gian mẫu . Đặt , ta có C là một biến cố và được gọi là biến cố hợ của hai biến cố A và B, kí hiệu là . * Chú ý: Xét một kết quả thuận lợi cho biến cố C, tức là . Vì nên hoặc . Điều đó có nghĩa là biến cố A hoặc biến cố B xảy ra. Vì vậy, biến cố C có thể phát biểu dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện là “ A xảy ra hoặc B cảy ra” hay “Có ít nhất một trong các biến cố A, B xảy ra”. b) Biến cố giao - Cho hai biến cố A và B. Khi đó A, B là các tập con của không gian mẫu . Đặt , ta có D là một biến cố và được gọi là biến cố giao của hai biến cố A và B, kí hiệu hay AB. c) Biến cố xung khắc - Cho hai biến cố A và B. Khi đó A, B là các tập con của không gian mẫu . Nếu thì A và B gọi là hai biến cố xung khắc. * Chú ý: Xét một kết quả thuận lợi cho biến cố A, tức là . Vì nên , tức là không là một kết quả thuận lợi cho biến cố B. Do đó, hai biến cố A và B là xung khắc khi và chỉ khi nếu biến cố này xảy ra thì biến cố lia không xảy ra. 2. Biến cố độc lập - Cho hai biến cố A và B. Hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của biến cố kia. * Chú ý: Nếu A, B là hai biến cố độc lập thì mỗi cặp biến cố sau cũng độc lập: A và ; và B; và . 3. Các quy tắc tính xác suất a) Công thức cộng xác suất - Cho hai biến cố A và B. Khi đó * Hệ quả: Nếu biến cố A và B là xung khắc thì: b) Công thức nhân xác suất - Cho hai biến cố A và B. Nếu hai biến cố A và B là độc lập thì * Chú ý: Nếu là độc lập thì 4. Tính xác suất của biến cố trong một số bài toán đơn giản a) Tính xác suất của biến cố bằng phương pháp tổ hợp Bài toán: Xét phép thử : “gieo một đồng tiền cân đối, đồng chất 2 lần”. a. Mô tả không gian mẫu. b. Xác định các biến cố sau: A: “ Mặt ngửa xuất hiện đúng 1 lần” B: “ Mặt sấp xuất hiện ít nhất 1 lần” C: “ Kết quả của 2 lần gieo khác nhau” c. Tính xác suất của các biến cố A, B, C. Giải: a. Không gian mẫu của phép thử W = {SS , SN , NS , NN}, n(W) = 4 b. A = {SN , NS} B = {SS , SN , NS} C = {SN , NS} c. b) Tính xác suất của biến cố bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây Bài toán: Để đi từ TP.HCM ra Hà Nội có thể đi bằng máy bay hoặc ôtô. Mỗi ngày có 3 chuyến bay và 6 chuyến ôtô từ TP.HCM ra Hà Nội. Hỏi có tất cả có bao nhiêu lựa chọn để đi từ TP.HCM ra Hà Nội? Giải: Đi từ Tp.HCM đến Hà Nội có hai phương án: Phương án 1: đi máy bay có 3 cách Phương án 2: đi ô tô có 6 cách Vậy số lựa chọn đi rừ Tp. HCM đến Hà Nội là 3 + 6 = 9 |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong bài “Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất” thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, thực hiện các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 DẠNG 1: Xác suất của một biến cố Phương pháp giải: Sử dụng phương pháp tổ hợp hoặc phương pháp sơ đồ hình cây để phân tích và giải bài toán. Bài 1. Xếp ngẫu nhiên ba bạn nam và ba bạn nữ ngồi vào sáu ghế kê theo hàng ngang. Tìm xác suất sao cho. a. Nam nữ ngồi xen kẽ nhau. b. Ba bạn nam ngồi cạnh nhau. Bài 2. Cho một lục giác đều ABCDEF. Viết các chữ cái A, B, C, D, E, F vào 6 thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tìm xác suất sao cho đoạn thẳng mà các đầu mút là các điểm được ghi trên 2 thẻ đó là: a. Cạnh của lục giác. b. Đường chéo của lục giác. c. Đường chéo nối 2 đỉnh đối diện của lục giác. Bài 3. Trên một cái vòng hình tròn dùng để quay sổ số có gắn 36 con số từ 01 đến 36. Xác suất để bánh xe sau khi quay dừng ở mỗi số đều như nhau. Tính xác suất để khi quay hai lần liên tiếp bánh xe dừng lại ở giữa số 1 và số 6 ( kể cả 1 và 6) trong lần quay đầu và dừng lại ở giữa số 13 và 36 ( kể cả 13 và 36) trong lần quay thứ 2. Bài 4. Gieo một đồng tiền cân đối đồng chất liên tiếp cho đến khi lần đầu tiên xuất hiện mặt ngửa hoặc cả 6 lần xuất hiện mặt sấp thì dừng lại. a. Mô tả không gian mẫu. b. Tính xác suất của các biến cố A: “Số lần gieo không vượt quá ba” B: “Số lần gieo là năm” C: “Số lần gieo là sáu” Bài 5. Sáu bạn, trong đó có bạn H và K, được xếp ngẫu nhiên thành hàng dọc. Tính xác suất sao cho: a. Hai bạn H và K đứng liền kề nhau. b. hai bạn H và K không đứng liền kề nhau. Bài 6. Gieo đồng tiền xu cân đối đồng chất 3 lần. Tính xác suất của các biến cố: a. Biến cố A: “Trong 3 lần gieo có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngửa”. b. Biến cố B: “Trong 3 lần gieo có cả hai mặt sấp, ngửa”. Bài 7. Cho hình lục giác ABCDEF, hãy tìm một đoạn thẳng mà điểm đầu và điểm cuối chọn từ các đỉnh A, B, C, D, E, F và hãy tính xem có bao nhiêu đoạn thẳng như vậy. Bài 8. Cho hình lục giác ABCDEF, hãy tìm một vectơ khác mà điểm đầu và điểm cuối chọn từ các đỉnh A, B, C, D, E, F và hãy tính xem có bao nhiêu vectơ như vậy. Bài 9. Lớp 11/2 có 32 học sinh, cần chọn ra 3 học sinh để phân công làm 3 nhiệm vụ như sau: 1 bạn chấm điểm thi đua, 1 bạn kiểm tra vệ sinh lớp học, 1 bạn kiểm tra điện. Hỏi có bao nhiêu cách chọn (giả sử tất cả học sinh đều có khả năng được chọn và mỗi bạn chỉ nhận nhiều nhất một nhiệm vụ). |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.
Gợi ý đáp án:
Soạn giáo án buổi 2 Toán 11 cánh diều Chương 5 Bài 2: Biến cố hợp và, GA word buổi 2 Toán 11 cd Chương 5 Bài 2: Biến cố hợp và, giáo án buổi 2 Toán 11 cánh diều Chương 5 Bài 2: Biến cố hợp và
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác