Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát.

Câu 2. Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát.


Bài tham khảo 1: 

Cây bàng gắn bó với tuổi thơ trong những năm tháng đến trường. Bàng là loài cây thân gỗ, thân cây mọc thẳng đứng, hiên ngang giữa khoảng sân trường. Thân cây có vỏ màu nâu đậm, khá to, bằng vòng tay của chúng em. Vỏ cây mang vẻ sần sùi như những vết sẹo dài. Chúng em gọi đó là những vết tích mà sự khắc nghiệt của thời tiết ghi dấu ấn vào nó. Bàng khá cao, vươn mình đón lấy ánh nắng của tiết trời mùa hạ. Vào những ngày thu, vỏ bàng khô khốc, lần lượt xa cây trong niềm tiếc nuối. Ngày đông, thân bàng một mình trơ trọi giữa tiết trời giá rét, chống chọi với cái lạnh giá của thời tiết. Khi xuân về, bàng lại tràn sức sống, bàng đung đưa như mỉm cười vẫy gọi đón xuân sang.

Bài tham khảo 2: 

 Em ngồi xuống trên một cái rễ đa to như bắp chân người lớn nghỉ xả hơi cho đỡ mệt. Nhìn quanh gốc cây, những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió. Cái gốc của nó năm sáu đứa chúng em nối tay nhau mới ôm xuể được. Thân cây cao độ bốn mét với vô vàn nhánh. Các nhánh lớn lại đẻ ra nhiều cành nên tán lá đa xoè ra phủ kín một khoảng đất rộng, ước chừng đến cả trăm người ngồi dưới vẫn còn thấy thoáng mát. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như bàn tay người lớn khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vòm lá dày đặc xanh um, nắng mưa khó lòng lọt qua được. Trên tán lá xanh cao vời vợi ấy lũ chim sáo, chào mào, chìa vôi … kéo về hàng đàn, tha hồ thi nhau ca hát”.

Bài tham khảo 3: 

Cây sầu riêng sau vườn nhà em có thân to và khỏe lắm. Thân cây cao chừng hơn 5m. Phần gốc phải to hơn cái cột nhà một chú. Càng lên cao, thân cây càng nhỏ dần lại, đến ngọn thì chỉ còn lớn bằng cổ tay mà thôi. Thân cây khoác một lớp áo dày cộm màu nâu sẫm, thô ráp và sần sùi. Phần ở gần gốc còn có nhiều vết nứt, tạo thành khe rãnh. Ngay từ đoạn cách mặt đất chừng một mét, cây sầu riêng đã bắt đầu mọc cành. Những cành cây to, khỏe và dài mọc ra từ thân cây tỏa ra nhiều hướng đều được phần thân chắc nịch giữ vững.

Bài tham khảo 4: 

Lá cây xoài lúc còn non chỉ nhỏ như ngón tay. Lúc ấy lá có màu đỏ nâu rất đẹp, lại có hiệu ứng bóng loáng như mặt kính dưới ánh mặt trời. Khi còn non, lá xoài rất thơm, khi ăn có vị chua và chát nhẹ nhàng, nếu đem ăn cùng các món cuốn thì rất ngon. Chờ qua vài tuần, lá xoài lớn lên, sẽ to gấp năm sáu lần khi còn nhỏ. Lúc này, lá xoài chuyển sang màu xanh thẫm, độ bóng trên bề mặt cũng mất đi. Lá không dàn phẳng, mà hơi cong cong lên theo sống lá ở giữa. Nhờ vậy, khi có trời mưa hay được tưới nước, lá xoài có thể giữ lại nước trên bề mặt nhiều hơn các loại lá khác.

Bài tham khảo 4: 

Thoạt nhìn, cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng râm mát rượi xuống lối ra vào nhà. Gốc dừa lớn như cột đình, rễ tua tủa ăn sâu bám chắc vào lòng đất. Thân dừa thẳng đuột, màu nâu xám. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xòe đều ra xung quanh. Có những tàu dài đến hai, ba mét. Lá dừa xanh bóng, mọc xuôi theo cuống. Nhìn từ xa, chúng giống như những chiếc lược khổng lồ chải mái tóc mây thêm suôn mượt. Từ các nách bẹ, từng chùm quả nhỏ mập mạp trắng sữa chĩa ra, dần dần thành quả lớn. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái dải dài buông lỏng, trông giống như cái dải lụa của một cái nơ. Quả dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại. Nước dừa ngọt mát, trong lành. Giữa trưa hè mà có một quả dừa để uống thì thật là tuyệt!


Bình luận

Giải bài tập những môn khác