Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Bản đồ dẫn đường

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Bản đồ dẫn đường


A. Tác giả 

- Đa-ni-en Gốt-li-ep sinh năm 1946

- Ông là nhà tâm lý học thực hành, bác sĩ điều trị tâm lí gia đình đồng thời là chuyên gia sức khỏe tâm thần người Mỹ. 

- Ông đã viết nhiều cuốn sách nổi tiếng đúc kết kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu và tư vấn tâm là Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam (2006), Tiếng nói trong gia đình (2007). Học từ trái tim (2008),... Bản đồ dẫn đường được trích từ cuốn sách Những bức thư gửi cháu Sam,…

B. Tác phẩm  

1. Thể loại: 

Bản đồ dẫn đường thuộc thể loại bức thư

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Tác phẩm Bản đồ dẫn đường được trích từ cuốn sách “Những bức thư gửi cháu Sam”

- HCST: Khi cháu ngoại chào đời, Daniel Gottlieb bắt đầu viết hàng loạt lá thư xúc động mà ông hy vọng sau này Sam sẽ đọc. Thư của ông bao gồm tất cả các chủ đề quan trọng như: việc đối xử với cha mẹ, với những kẻ bắt nạt, với tình yêu và với cái chết—và động lực thúc đẩy ông viết những lá thư này chính là nỗi sợ rằng một mai mất đi, ông sẽ không còn cơ hội chứng kiến cháu Sam trưởng thành.

3. Phương thức biểu đạt :

Văn bản Bản đồ dẫn đường có phương thức biểu đạt là biểu cảm, tự sự

4. Tóm tắt văn bản Bản đồ dẫn đường: 

Người ông mở đầu bức thư bằng câu chuyện mình đã quên chìa khóa nhà tại công ty và buộc phải tìm chìa khóa dự phòng. Thay vì tìm tại ngay cạnh cửa ra vào, ông lại tìm loanh quanh chỗ đèn đường. Điều đó chợt khiến ông nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường, chúng ta thường tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa trong khi cái chúng ta cần tìm là phải bước vào bóng tối. Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người, không chỉ vậy tấm bản đò còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình, quyết định thành bại của chúng ta trong cuộc sống. Người ông chia sẻ về tấm bản đồ của mình. Khác với quan điểm tiêu cực của bố mẹ ông về cuộc sống này, ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Bản thân ông tự thấy lúc đó bản đồ của mình rất bế tắc và kể cả sau này tấm bản đồ này vẫn không thay đổi. Suy cho cùng, cách duy nhất để tìm bản đồ khác là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Hãy vẽ nên tấm bản đồ bằng chính kinh nghiệm của mình.

5. Bố cục bài Bản đồ dẫn đường:

Bản đồ dẫn đường có bố cục gồm 5 phần:

Phần một: Từ đầu đến “bước vào bóng tối”: Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn

Phần hai: Tiếp theo đến “ngoan cường”: Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.

Phần ba: Tiếp theo đến “ trong cuộc sống”: Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người

Phần bốn: Tiếp theo đến “ý nghĩa cuộc sống là gì”: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình. 

Phần năm: Còn lại: Lời khuyên của ông dành cho cháu.


Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác