Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:
C. NÓI VÀ NGHE
Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:
Đề bài: Trình bày ý kiến của bạn về một trong những vấn đề sau:
• Ưu thế và ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong hoạt động thực tiễn.
[1] • Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?
[2] • Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người?
[3]
1. Bạn hãy:
a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày.
b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Giả định rằng, người nghe nếu lên một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, chẳng hạn:
– Nếu bắt gặp người vi phạm nội quy nơi công cộng, bạn sẽ xử lí thế nào?
– Luật giao thông đường bộ do ai quy định?
– Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa?
Hãy kể tóm tắt về trường họp đó.
– Bạn có cho rằng họp tác nhóm trong học tập, trải nghiệm có thể sẽ có mặt trái của nó hay không? Mặt trái ấy (nếu có) là gì? Khắc phục như thế nào? Bạn có thể trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình hay không?
- Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy.
Câu 1
Trong trường hợp muốn đổi đề tài để thử sức của mình, bạn hãy thực hiện đúng quy trình chuẩn bị bài nói. Trong đó, trước hết hãy chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý. Chẳng hạn nếu đề tài bạn chọn giờ đây là trình bày ý kiến về vấn đề "Un thế và ích lợi và của hợp tác nhóm trong học tập và trong hoạt động thực tiễn”, dựa vào sơ đồ dàn ý nghị luận trình bày ý kiến về mộtvấn đề xã hội, bạn có thể phác thảo dàn ý bài nói (xem bên dưới). Sau đó, bạn thực hiện khâu luyện tập cách trình bày, và để ra phương án chỉnh sửa bài trình bày của mình sau khi đã tự đánh giá trong vai người nói và trong vai người nghe (theo hướng dẫn trong SGK).
Câu 2
Trước hết bạn căn cứ vào đề tài, nội dung vấn đề trong bài trình bày của mình để chọn ra các câu hỏi có liên quan trong bài tập 2. Chẳng hạn, nếu bài trình bày của bạn xoay quanh vấn đề “Ưu thế và ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong hoạt động thực tiễn [l]” thì câu hỏi từ phía người nghe dành cho bạn là
“– Bạn có cho rằng hợp tác nhóm trong học tập, trong hoạt động thực tiễn có thể mặt trái của nó? Mặt trái (nếu có) là gì? Khắc phục như thế nào?
– Bạn có thể trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình hay không?”
Kèm theo là yêu cầu: “Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy”.
Nếu bài trình bày của bạn xoay quanh vấn đề “Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? [2]” thì câu hỏi từ phía người nghe dành cho bạn là:
“– Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa? Hãy kể tóm tắt về trường hợp đó.
Slide giới thiệu sác- Bạn có thể trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình hay không?”
Kèm theo là yêu cầu: “Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy”.
Để đáp ứng những yêu cầu trên của đề bài, bạn cần:
1. Tiếp nhận ghi chép câu hỏi từ phía người nghe với thái độ điềm tĩnh, trân trọng, kể cả với những người nghe hỏi những câu hỏi ít liên quan, hơi xa bài nói
2. Xem lại phần hướng dẫn thực hiện bài nói ở bước
3. Tìm ý và phác thảo câu trả lời ngắn gọn nhưng tương đối cụ thể cho các câu hỏi liên quan đến bài trình bày của mình.
4. Trao đổi và đánh giá, trong vai trò người nói (SGK).
Về nội dung các câu trả lời, bạn lưu ý cần phân loại câu hỏi để có phương án trả lời sao cho phù hợp.
Có những câu hỏi mà câu trả lời của bạn chỉ cần nhắc lại nội dung bạn đã trình bày, nhấn mạnh bổ sung thêm. Chẳng hạn, với câu hỏi yêu cầu “trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình” bạn đã có trích dẫn một số câu tục ngữ làm bằng chứng cho luận điểm Hợp tác nhóm có thể mang lại nhiều ưu thế so với hoạt động riêng lẻ của cá nhân.
Có những câu hói, tuy ít liên quan hoặc hơi xa vấn đề mình trình bày song bạn vẫn nên vui vẻ, nhã nhặn đưa ra câu trả lời, hoặc là thật ngắn gọn, hoặc là tận dụng việc đưa ra câu trả lời như một cơ hội để giao lưu, thể hiện sự thân thiện, chân thành của mình đối với người nghe. Chẳng hạn, câu hỏi: “– Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa? Hãy kể tóm tắt về trường hợp đó” là một cơ hội như thế, bạn nên sẵn lòng kể lại một câu chuyện, một tình huống như nhắc lại một kỉ niệm về lòng nhân ái.
Xem toàn bộ: Giải SBT bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng
Bình luận