Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một) và Thử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có th
B. TIẾNG VIỆT
1. Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một) và Thử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có thể thay thế bằng cách đánh dấu nào?
2. Tác giả bài viết Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trong SGK Ngữ văn 10, tập một đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.
3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn dưới đây là so sánh hay ẩn dụ? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy trong đoạn văn.
Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng nàng sung sướng xiết bao!
(Trích Thủ thách ngọt ngào, sử thi Ô-đi-xê)
4. Chỉ ra điểm khác biệt về đặc điểm của biện pháp so sánh trong các trường hợp sau:
a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quang lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường.
(Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê) b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiện rộng như một hơi ngựa chạy.
(Trích sử thi Đăm Săn)
c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.
(Trích sử thi Đăm Săn)
5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) có sử dụng trích dẫn hoặc đánh dấu phần bị tỉnh lược, nói về một trong hai nội dung sau:
.a. Đặc điểm tính cách của một trong những nhân vật sử thi hay thần thoại đã học.
b. Tình cảm của con người đối với quê hương, gia đình.
Câu 1
– Chú ý đến hai đoạn lược dẫn ở đầu và cuối văn bản Thủ thách ngọt ngào, đoạn lược dẫn ở đầu văn bản và cuộc chú (2) cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời.
– Suy nghĩ phương án thay thế các đoạn lược dẫn bằng dấu ba chấm trong móc vuông [...] và đặt kí hiệu tỉnh lược này ở vị trí phù hợp. – Với cuộc chú (2) ở cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời, bạn có thể dùng một móc vuông [...] đặt ở cuối văn bản và như thế văn bản không cần cuộc chú (2) như hiện có nữa.
Câu 2
– Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê có ba lần sử dụng trích dẫn nguyên văn, lần đầu trích dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hai lần sau trích dẫn lời của bà Đàm Thị Hợp, cán bộ Phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
– Các đoạn trích dẫn này đã nêu rõ được họ tên, chức danh nghề nghiệp, cơ quan công tác của người được trích dẫn. Lời trích nguyên văn được bổ trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm, tách biệt với lòi thuyết minh của tác giả bài viết, theo quy cách trích dẫn của văn bản thông tin.
Câu 3
Câu trả lời cần đáp ứng hai yêu cầu (theo hai vế của câu hỏi). Với vế thứ nhất, bạn thực hiện các bước:
- Nhớ lại và phân biệt đặc điểm của hai biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ caidatric, nói ch thi, một phép so sánh thuộc có vế cấu trúc, nói chung, một phép so sánh thường có các thành tố:
(A); • Cái dùng để so sánh (B);
• Thuộc tính so sánh (t);
• Từ ngữ so sánh (“như”, “giống như”, “cũng như”, “cũng vậy”,...) để nối hai vế.
Trong khi đó, trong một ẩn dụ, chỉ hiện hữu duy nhất cái dùng để so sánh (B). Ví dụ: biển lúa.
- Khảo sát công thức, yếu tố: Đoạn văn có đủ các yếu tố của một phép so sánh: cái dùng để so sánh (cảm xúc của những người đi biển khi trông thấy đất liền, được đặt chân lên mặt đất sau chặng đường dài nguy hiểm) (B); cái được so sánh (cảm xúc của Pê-nê-lốp khi “được gặp lại chồng nàng”) (A); thuộc tính so sánh (dịu hiền thay, mừng rỡ, sung sướng xiết bao); từ ngữ so sánh (cũng vậy).
Kết luận: Đoạn văn sử dụng thủ pháp so sánh (theo kiểu sử thi của Hô-me-ro).
Với vế thứ hai, để đưa ra nhận định về tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn, bạn cần đọc kĩ đoạn văn, đặt nó trong bối cảnh tình huống gặp gỡ của hai vợ chồng người anh hùng sử thi (Pê-nê-lốp và Ô-đi-xê). Từ đó, đưa ra tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn.
Chẳng hạn: Biện pháp so sánh cho thấy vế 1) Hoá ra, ở quê nhà, để giữ được sự thuỷ chung vẹn tròn tình nghĩa, xứng đáng với người chồng bản lĩnh phi thường, Pê-nê-lốp cũng đã phải vượt qua biết bao sóng to gió lớn chẳng thua kém Ô-đi-xê trong suốt 20 năm; 2) Nỗi vất vả gian lao càng lớn, niềm vui sướng ngày gặp mặt càng lớn (Xem thêm gọi ý câu 5).
Câu 4
(a, b, c).
Bước 1: Nhận biết đặc điểm của biện pháp so sánh trong ba trường hợp
- Với đoạn (a): Muốn xác định đặc điểm của biện pháp so sánh, trước hết, bạn thực hiện như đã thực hiện ở bài tập 4. Các thành tố của phép so sánh trong đoạn (a) cái dùng để so sánh (con cá bị mắc câu) (B) cái được so sánh (các thuỷ thủ xấu số “bạn đồng hành của tôi" bị Xi-la bắt thuy thi cái c ăn thịt) (A), thuộc tính so sánh (giãy đành đạch, hoảng hốt giơ tay cầu cứu, giãy lên); từ ngữ so sánh (cũng như, cũng ... như vậy). Đây là cách so sánh quen thuộc trong sử thi của Hô-me-ro (lối “so sánh dài”).
– Với đoạn (b): Bạn khảo sát bằng công thức At như B. Nguyên tắc thẩm mĩ của phép so sánh, theo một số nhà ngôn ngữ học (như Hoàng Văn Hành), là A và B càng khác loại thì so sánh càng bất ngờ, thú vị, hiệu quả thẩm mĩ càng cao. So sánh trong đoạn (b) thể hiện điều này rất rõ chiều dài (t) của ngôi nhà Ê-đê (A) và độ ngân dài của một “hơi chiêng” kh
ác xa nhau về loại một bên là hình ảnh thị giác, vật thể – hữu hình một bên là hình ảnh thính giác, phi vật thể – vô hình. Tương tự “sàn hiện” hình ảnh tĩnh (A) như (t) “một hơi ngựa chạy” (B) hình ảnh động– Với đoạn (c). Lối so sánh quen thuộc nhưng về B vẫn mang đậm cảm quan thiên nhiên của cư dân núi rừng Tây Nguyên, về B là cả một chuỗi hình ảnh sinh động (Tôi tớ mang của cải về nhiều nhương đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng công nước).
Tóm lại, cũng là so sánh nhưng cách xây dựng hình ảnh so sánh ở mỗi trường hợp lại rất khác nhau. Đoạn (a) là dạng “so sánh dài”; (b) là dạng so sánh mà hai về rất khác nhau về loại; (c) là dạng so sánh chuỗi.
Câu 5
Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương – tình cảm thiêng liêng luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự gắn bó của con người với quê hương như khoảnh khắc quây quần bên gia đình. Những người con, người cháu xa quê luôn ngóng chờ ngày quay trở về thăm gia đình, họ hàng. Họ luôn nhớ về những món ăn ông nấu mang đậm đặc sản của quê nhà. Hay là những tre hè oi bức ngồi nghe các câu chuyện cổ mà bà kể. Hay những giây phút tinh nghịch bạn bè cùng nhau vui đùa dưới gốc cây đa sân đình… Dù có đi thật xa, trải qua nhiều khung cảnh tươi đẹp thì chúng ta không bao giờ quên được cánh đồng lúa chín bát ngát, vàng rực một vùng. Những lũy tre xanh mướt từng khóm to mọc đầu làng đã trở thành dấu hiệu nhận biết khi trở về quê nhà.
Xem toàn bộ: Giải SBT bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng
Bình luận