Quan sát Hình 34.1 và đọc thông tin trong Bảng 34.1, thực hiện các yêu cầu sau: a) Nêu các thành phần cấu tạo của máu và chức năng mỗi thành phần. b) Từ chức năng các thành phần của máu, hãy cho biết chức năng của máu.

1. MÁU

Tìm hiểu các thành phần của máu và chức năng mỗi thành phần

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 34.1 và đọc thông tin trong Bảng 34.1, thực hiện các yêu cầu sau:

a) Nêu các thành phần cấu tạo của máu và chức năng mỗi thành phần.

b) Từ chức năng các thành phần của máu, hãy cho biết chức năng của máu.

Quan sát Hình 34.1 và đọc thông tin trong Bảng 34.1, thực hiện các yêu cầu sau:  a) Nêu các thành phần cấu tạo của máu và chức năng mỗi thành phần.  b) Từ chức năng các thành phần của máu, hãy cho biết chức năng của máu.

Câu hỏi luyện tập 1: Khi bị đứt tay và chảy máu, thành phần nào của máu giúp cơ thể tự cầm máu?

Câu hỏi vận dụng 1: Khi một bệnh nhân có các triệu chứng bị nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ định xác định thành phần nào của máu? Vì sao?


Câu hỏi 1: 

a) Các thành phần cấu tạo của máu và chức năng của mỗi thành phần:

Thành phần của máu

Chức năng

Hồng cầu

Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể.

Bạch cầu

Bảo vệ cơ thể: tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…

Tiểu cầu

Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị thương.

Huyết tương

Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài tiết ra ngoài.

b) Chức năng của máu: Máu có chức năng vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, duy trì cân bằng nội môi và giữ cho thân nhiệt ổn định.

Câu hỏi luyện tập 1:

Tiểu cầu có chức năng tham gia vào cơ chế làm đông máu, bảo vệ cơ thể tránh mất máu khi bị thương → Khi bị đứt tay và chảy máu, tiểu cầu là thành phần giúp cơ thể tự cầm máu.

Câu hỏi vận dụng 1:

- Khi một bệnh nhân có các triệu chứng bị nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ định xác định thành phần bạch cầu của máu.

- Giải thích: Bạch cầu có chức năng tham gia vào vệ cơ thể, nếu cơ thể bị nhiễm trùng thì lượng bạch cầu sẽ tăng lên để chống lại tác nhân gây nhiễm trùng. Việc xét nghiệm thành phần bạch cầu giúp bác sĩ đưa ra kết luận bệnh nhân có bị nhiễm trùng hay không hoặc mức độ của bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác