Phân tích tác phẩm Xưởng Sô-cô-la (Chocolate)

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Xưởng Sô-cô-la (Chocolate)


Roald Dahl (1916-1990) là nhà văn viết tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản phim lừng danh của nước Anh. Ông sinh tại xứ Wales trong một gia đình gốc Na Uy. Dahl là một trong những cây bút viết cho thiếu nhi thành công nhất tại Anh trong thế kỷ XX. Là một tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn, nhờ thơ, kịch tác gia, và phi công chiến đấu người Anh. Ông nổi lên trong những năm 1940 với các truyện cho cả trẻ em và người lớn và trở thành một trong những tác giả bán chạy nhất thế giới. Ông đã được gọi là “một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất cho trẻ em của thế kỷ 20”. Ông nhận được nhiều giải thưởng lớn, xếp thứ 16 trong danh sách “50 nhà văn vĩ đại nhất của Anh kể từ năm 1945” theo The Times (2008).Truyện ngắn của ông lôi cuốn người đọc ở những tình huống thông minh hóm hỉnh. Chúng khiến độc giả phải bật cười trước bao suy nghĩ, hành động ngây ngô, đáng yêu của trẻ con. Ngay cái thế giới thần tiên mà ông tưởng tượng ra cũng chứa đựng biết bao điều thú vị.

Tác phẩm thuộc chương 15 của truyện Charlie và nhà máy sô-cô-la (1964), kể lại hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy. Tác phẩm thuộc thể loại khoa học viễn tưởng. Tóm tắt truyện Charlie và nhà máy sô-cô-la: Sác-li Bơc-kịt (Charlie Bucket), cậu bé mê kẹo sô-cô-la, sống với bố mẹ và ông bà nội, ngoại. Cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn nhưng luôn tràn ngập tình yêu thương. Niềm vui lớn nhất mỗi ngày của Sác-li là sang phòng thăm ông bà, nghe ông nội Châu (Joe) kể chuyện về nhà máy sô-cô-la bí ẩn của ông Quiu-li Quơn-cơ (Willy Wonka). Một hôm, bố của Sác-li mang về nhà tờ báo đăng thông tin ông Quơn-cơ sẽ mở cửa nhà máy một ngày để đón năm em nhỏ vào thăm. Người may mắn phải có trong tay tấm vé vàng được giấu trong các thanh kẹo sô-cô-la, Sác-li đã tìm thấy chiếc vé vàng thứ năm. Sác-li cùng bốn bạn nhỏ được ông Quơn-cơ dẫn đi tham quan nhà máy. Sác-li được chứng kiến bao điều kì diệu, thú vị bên trong nhà máy sô-cô-la như: dòng sông sô-cô-la khổng lồ cùng con thác để nhào trộn sô-cô-la, các sản phẩm kẹo kì lạ, những người công nhân Umpơ-Lumpơ (Umpa-Lumpa) tí hon thích ca hát. Những đứa trẻ đồng hành cùng Sác-li lần lượt bị buộc dừng chuyến tham quan nhà máy vì quậy phá, nghịch ngợm, bỏ qua các lời cảnh báo của ông Quơn-cơ. Cuối cùng, khi chỉ còn Sác-li, Quiu-li Quơn-cơ chúc mừng cậu vì đã là người “giành được” nhà máy. Ông tiết lộ lí do mời các bạn nhỏ đến tham quan nhà máy là để tìm người thừa kế.

Văn bản kể lại hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn tại xưởng sô-cô-la. Ông Quơn-cơ - chủ nhà máy đã dẫn họ đến “trung tâm thần kinh của toàn nhà máy, trái tim của toàn bộ công việc”. Ở đây, Sác-li được chứng kiến biết bao cảnh kì lạ. Một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn, ở đáy thung lũng là một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết. Giữa chừng luồng chảy của con sông còn có con thác lớn, nước cuồn cuộn chảy rồi trút xuống thành xoáy nước sôi sục đầy tia và bọt trắng xóa. Bên dưới thác là đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Đặc biệt hơn cả là các bụi cây, ngọn cỏ đều ăn được. Họ còn nhìn thấy hai người tí hon, những công nhân người Umpơ-Lumpơ. 

Về nghệ thuật, ngôi kể thứ ba giúp người đọc có cái nhìn khách quan, nghệ thuật kể chuyện thú vị, lôi cuốn, từ ngữ giàu gợi hình, gợi cảm, cốt truyện được xây dựng trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.


Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 9 Đọc Xưởng Sô-cô-la (Chocolate) (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác