Phân tích tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Đẽo cày giữa đường 


Truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại văn học, được viết theo hình thức văn xuôi tương đối ngắn. Truyện sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người. Đẽo cày giữa đường thuộc truyện ngụ ngôn của văn học dân gian. 

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Mỗi người một ý, nói gì bác cũng đều làm theo. Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

Câu chuyện kể về người thợ mộc đẽo cày theo ý người khác dẫn đến kết quả mất hết vốn liếng. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn, không nên vội vàng nghe theo lời người khác. Về nghệ thuật, ngôn ngữ giản dị và gần gũi, lời kể chuyện hấp dẫn và thú vị. 

“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.


Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Văn bản đọc Đèo cày giữa đường (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác