Hãy tưởng tượng lớp em sắp đón một đoàn khách là các bạn học sinh quốc tế muốn khám phá...

2. Hãy tưởng tượng lớp em sắp đón một đoàn khách là các bạn học sinh quốc tế muốn khám phá về ca Huế - một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế. Làm việc theo nhóm để đọc văn bản Ca Huế trên sông Hương (SGK, Ngữ văn 7, tập hai, trang 99) và tìm tư liệu, chuẩn bị nội dung thuyết trình cho đoàn khách về ca Huế theo các gợi ý trong bảng dưới đây:

NHÓM

CHỦ ĐỀ

GỢI Ý

Nhóm 1

Sự phong phú đa dạng của các làn điệu ca Huế

- Tìm trong văn bản tên gọi các làn điệu, các nhạc cụ và các chi tiết miêu tả cách chơi.

- Chọn và nêu đặc điểm nổi bật của một số làn điệu ca Huế.

Nhóm 2

Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương

Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, của thuyền rồng; miêu tả trang phục, động tác, giọng ca của ca công, ca nhi.

Nhóm 3

Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế, sự tao nhã của ca Huế

- Ca Huế được hình thành từ đâu?

- Tại sao thể điệu ca Huế vừa sôi nổi tươi vui, vừa trang trọng uy nghi?

- Thế nào là tao nhã? Sự tao nhã của ca Huế được biểu hiện ở những yếu tố nào?


NHÓM 1: Sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca Huế:

  • Các làn điệu dân ca: Chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, bài vung, hò xay, hò nện..
  • Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
  • Nhạc cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
  • Hò khoan chèo cạn là hình thức diễn xướng dân gian bao gồm cả múa lẫn hát. Ngoài việc đóng góp như món ăn tinh thần, làn điệu này còn thuộc hình thức nghi lễ thờ cúng thần cá ông (cá voi). Vì thế, đòi hỏi các nghệ sĩ dân gian hò khoan chèo cạn phải có sự chuẩn bị công phu từng công đoạn. Sự hài hòa đặc biệt của âm nhạc và vũ điệu làm cho làn điệu hò trở nên tinh túy.

NHÓM 2: Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương:

  • Thiên nhiên: cảnh đêm khuya, sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng. 
  • Thành phố lên đèn như sao sa.
  • Thuyền rồng: trước mũi thuyền là khoang rộng để vua hóng mát, ngắm trăng; giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng.
  • Cảnh vật mờ đi như một màu trắng đục: trăng lên, gió mơn man, dòng sông trăng gợn sóng, bờ bên kia Thiên mụ hiện ra mờ ảo, tháp Phúc Duyên dát ánh trăng vàng.
  • Ca công nhạc công: trang phục thanh lịch, trang nhã. Nam mặc áo dài the, quần ống thụng; đầu đội khăn xếp. Nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.
  • Nhạc công: ngón đàn trau truốt, điêu luyện.

NHÓM 3: Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế, sự tao nhã của ca Huế

  • Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.
  •  Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.
  • Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Từ khóa tìm kiếm Google: bài 28: Ca Huế trên sông Hương, liệt kê, trả bài tập làm văn số 6, tìm hiểu chung về văn bản hành chính, Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 57

Bình luận

Giải bài tập những môn khác