Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giải bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động- Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 36. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Cùng trao đổi với bạn để:

a. Nêu những hiểu biết, cảm nhận về con người Bác.

b. Đọc diễn cảm một số câu thơ về đức tính giản dị của Bác.

2. Đọc văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (SGK, Ngữ văn 7, tập hai, trang 52), hoàn thành sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận điểm, luận cứ và luận chứng theo gợi ý sau đây:

3. Về nghệ thuật nghị luận trong bài văn, có ý kiến cho rằng" Tác giả đã sử dụng phương thức ngị luận chứng minh kết hợp giải thích, bình luận, biểu cảm". Em hãy làm rõ ý kiến đó bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể trong bài văn.

4. Nhận xét về cách lựa chọn dẫn chứng và hiệu quả sử dụng trong bài văn.

5. Giải thích vì sao có thể nói Bác Hồ là tấm gương sáng về" đời sống thực sự văn minh"

6. Làm việc theo nhóm để thảo luận về các vấn đề được nêu dưới đây, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện thuyết trình về vấn đề "sống giản dị". Cần nêu được:

- Thế nào là sống giản dị?

- Vì sao nên sống giản dị?

- Biểu hiện của sống giản dị như thế nào?

- Em biết những nhân vật nổi tiếng nào có lối sống giản dị?

- Liên hệ bản thân mỗi học sinh.

7. Chuyển những câu chủ động sau thành những câu bị động:

a. Năm 1996, nhà nước trao tặng tác giả Đặng Thai Mai Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Bác Hồ sáng tác bài thơ "Nguyên tiêu" vào đúng dịp rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948).

c. Chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam Bác từ tháng 8 /1942 - 10/1943.

d. Nhà trường đã đuổi học Ê-đi- sơn ngay khi ông đi học được ba tháng vì ông bày ra nhiều trò nghịch ngợm.

8. Giải thích lí do dùng câu bị động trong những trường hợp dưới đây:

a. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị ,tình cảm sôi nổi ,lời văn trong sáng ,hấp dẫn . Bài Đức tinhs giản dị của Bác Hồ được trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh ,tinh hoa và khí phách của dân tộc ,lương tâm của thời đại -diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

b. Sau khi Bác ăn xong ,cái bát bao giờ cũng sạch.thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất .

9. So sánh hai câu sau về nội dung, ý nghĩa, đối tượng được thông báo và sắc thái biểu cảm, thái độ của người nói:

a. Nhiều đám lúa chín bị chuột cắn phá.

b. Chuột cắn phá nhiều đám lúa chín.

10. Khoanh vào phương án em chọn:

a. Câu văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

" Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió diễn ra rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp".

(Theo Hồ Chí Minh, Hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, Phạm Văn Đồng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1974)

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm.

b. Đoạn văn từ " Những chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ" đến "nêu gương sáng trong thế giới ngày nay" trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ sử dụng thao tác lập luận nào?

A. Bình luận và giải thích

B. So sánh và tương phản

C. Phân tích và tổng hợp

D. Nêu nguyên nhân - kết quả

c. Câu nào nhận xét đúng về cách lựa chọn dẫn chứng trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Dẫn chứng càng nhiều càng tốt.

B. Dẫn chứng cần chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, làm rõ vấn đề chính

C. Dẫn chứng cần là những thông tin mới, sự kiện gây ấn tượng, bất ngờ với người đọc.

D. Dẫn chứng cần làm rõ vấn đề chính và làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác có liên quan.

11. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Trong các câu phía dưới, câu nào là câu bị động?

Không phải câu nào chứa từ bị, được đều là câu bị động. Từ bị, được có khi là động từ chỉ hoạt động tiếp thụ hoặc chịu tổn thất của đối tượng (ở chủ ngữ) như Con thỏ bị đạn. Từ bị, được có khi là động từ không độc lập mang ý nghĩa tình thái đứng trước một động từ khác, có chủ ngữ trùng với chủ ngữ của động từ đó như Em bị ốm. Câu bị động là những câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động được nêu ở vị ngữ.

A. Em bé bị ngã.

B. Tôi bị mắng.

C. Tôi được xem phim.

D. Cô giáo được tặng hoa.

E. Bà ấy được hai người con.

G. Cầu thủ Xuân Trường bị phạm lỗi.

H. Các nhà báo được chất vất.

I. Vị lãnh đạo bị chất vấn.

12. Viết lời giới thiệu một cuốn sách văn học với tiêu đề sau: Tác phẩm văn học ý nghĩa nhất đối với tôi.

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực ngữ văn 7, bài 23:Đức tính giản dị của Bác Hồ, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bình luận

Giải bài tập những môn khác