Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; câu đặc biệt,...

Giải bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, câu đặc biệt; bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận; luyện tập về phương pháp trong bài văn nghị luận- Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 21. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Thảo luận theo nhóm đôi để giải các câu đố sau:

2. Sắp xếp và điền tên các nhân vật sau theo trật tự thời gian lịch sử vào ô trống phía dưới: Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung.

3. Đọc phần Chú thích (SGK, Ngữ văn 7, tập hai) và khoanh trong vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

a. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra vào thời gian nào?

A.  1930 - 1945

B. 1946 - 1954

C. 1954 - 1975.

b." Người dân một nước sinh sống ở nước ngoài" gọi là gì?

A. Việt Kiều

B. Quân tử

C. Điền chủ

4. Đọc văn bản Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và hoàn thành sơ đồ... (trang 24) và hoàn thành sơ đồ gợi ý về bố cục của văn bản.

5. Làm việc theo nhóm để thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định luận điểm chính được tác giả bàn luận trong văn bản. Nếu được chọn một câu văn trong đoạn:" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.... nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lú cướp nước" để nêu bật luận điểm chính, em chọn câu văn nào?

b. Tìm những dẫn chứng chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta trong hai thời kìa sau đây:

- Thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Thời kì kháng chiến chống Mĩ.

c. Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng dẫn chứng trong văn bản.

6. Với mỗi thủ pháp nghệ thuật sau, lấy một ví dụ trong văn bản để chứng minh và phân tích tác dụng của thủ pháp nghệ thuật trong ví dụ đó.

a. Lựa chọn từ ngữ chuẩn xác, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm.

b. Sử dụng phép so sánh.

c. Sử dụng phép liệt kê, lặp cấu trúc câu.

7. Hoàn thiện bảng sau để phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt:

8. Gạch dưới câu đặc biệt trong các ví dụ dưới đây và phân tích cấu tạo của chúng:

a. Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, luôn giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.

(Theo Băng Sơn)

b. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...

(Theo Qùa tặng cuộc sống)

c. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Gía buốt quá!

(Trích Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

d. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới)

e. Quái lạ! Chân mình hôm nay sao lại bên dài bên ngắn thế này?

(Theo Tiếu Lâm Việt Nam)

9. Viết một đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước trong thời đại ngày nay trong đó sử dụng câu đặc biệt. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt mà em đã sử dụng trong đoạn văn.

10. Đọc phần Ghi nhớ(trang 31) để hoàn thành sơ đồ về bố cục văn bản nghị luận.

11. Điền tên gọi phương pháp lập luận vào chỗ trống trước định nghĩa phù hợp: tổng - phân - hợp; diễn dịch, quy nạp, suy luận nhân quả; suy luận tương đồng.

12. Hoàn thiện bảng sau để làm rõ sự giống và khác nhau giữa kiểu lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận.

13. Chọn một câu tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn mà em thích nhất và thực hiện yêu cầu sau:

a. Xây dựng lập luận cho luận điểm, tư tưởng, vấn đề chính,... trong câu mà em đã chọn.

b. Vẽ sơ đồ thể hiện quan hệ giữa luận điểm chính, các luận điểm phụ và luận cứ mà em đã xây dựng ở hoạt động 13a.

14. Truy cập vào địa chỉ: http://sachgiaoduchanoi.vn/gioi-thieu-sach/trung-hoc-co-so/-//4501/bookphta-trien-nang-luc-trong-mon-ngu-van-lop-7-tap-2.html và đọc văn bản Chào cờ, hát quốc ca - nghi lễ thiêng liêng.

a. Nêu vấn đề chính mà tác giả muốn bàn luận xuyên suốt 4 đoạn văn.

b. Xác định ý chính trong mỗi đoạn văn. Tìm câu văn nêu ý chính đó.

c. Phân tích cách lập luận của tác giả trong đoạn văn.

d. Đặt lại một nhan đề cho văn bản trên.

15. Sưu tầm một số văn bản, đoạn văn, đoạn thơ, bài hát có nội dung về lòng yêu nước mà em yêu thích. nêu vắn tắt biểu hiện về lòng yêu nước trong văn bản, bài hát đó.

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực ngữ văn 7, tập hai, bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, câu đặc biệt; bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận; luyện tập về phương pháp trong bài văn nghị luận

Bình luận

Giải bài tập những môn khác