Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội...

Giải bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội; rút gọn câu; đặc điểm của văn bản nghị luận; đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 15. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1.  Nêu tên những tác phẩm văn học mà em đã học/ đọc có liên hệ đến các câu tục ngữ dưới đây:

  • Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
  • Có công mài sắt có ngày nên kim
  • Ở hiền gặp lành.
  • Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.

2. Đọc văn bản Tục ngữ về con người và xã hội (SGK, Ngữ văn 7, tập hai, trang 12), phân loại các câu tục ngữ thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm theo nội dung.

3. Làm việc theo nhóm để thảo luận, thực hiện các yêu cầu trong phiếu bài tập sau (mỗi câu tục ngữ là một phiếu). Sau đó, các nhóm lần lượt trình bày ý kiến. Các nhóm còn lại theo dõi, góp ý cho nhau.

4. Cho các câu tục ngữ sau:

a. Chết vinh còn hơn sống nhục

b. giấy rách phải giữ lấy lề

c. Cây có cội, nước có nguồn

d. Trọng thầy mới được làm thầy.

e. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

g. Uống nước nhớ nguồn.

Phân loại các câu tục ngữ trên theo nhóm gần nghĩa, đồng nghĩa với tục ngữ cho trước.

5. Các câu tục ngữ sau trái nghĩ với câu tục ngữ nào trong văn bản?

6. Nêu câu tục ngữ trong văn bản phù hợp với những ngữ liệu sau đây:

a. Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người - đâu phải nhân gian

Sống trong một đốm lửa tàn mà thôi!

b. Một cậu bé đi hát dạo, bán những món hàng nhỏ như vé số và kẹo cao su ở những quán phở vỉa hè. Khi khách ngỏ ý muốn cho cậu tiền và không lấy món hàng, cậu đã từ chối nhận tiền.

c. Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông giá rét

Giwx sạch lề

Đẹp lối

Em nghe...

d. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

d. Nhiều học trò của thầy Chu Văn An đỗ đạt và làm quan to trong triều đình như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,... Nhưng khi về thăm thầy những học trò này vẫn khép lép, cung kinh, lễ phép trước thầy giáo cũ.

g. Đác - uyn là một nhà bác học lừng danh trên thế giới nhưng lúc nào ông cũng chăm chú học tập nghiên cứu. Có lần, thấy ông miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, người con hỏi:" Cha đã là nhà bác học, còn phải học tập nghiên cứ ngày đêm làm gì cho mệt". Đác - uyn bình thản trả lời con:" Bác học không có nghĩa là ngừng học".

7. Chọn một câu tục ngữ trong văn bản mà em thích nhất và thực hiện yêu cầu dưới đây.

a. Em có đồng ý với lời khuyên mà câu tục ngữ nêu ra không?

b. Tìm ít nhất hai lí lẽ cho câu trả lời của em.

c. Với mỗi lí lẽ, tìm ít nhất 2 dẫn chứng (trong tác phẩm văn học, sự kiện thực tế) để chứng minh.

8. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên, trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn? Vì sao?

a. Mẹ: Con ăn cơm hay ăn phở?

Con: Cơm (1)

b. Nam: An ơi, cho tới hỏi bức tranh sơn dầu " Hoa mười giờ" là do ai vẽ nhỉ?

An: Họa sĩ Vũ Kim  Thanh. (2)

c. Cô giáo: Vân đã mời bố mẹ ngày mai đi họp phụ huynh chưa?

Học sinh: Mời rồi.(3)

9. Chỉ ra thành phần được rút gọn và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:

a. Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc ta và cả thế giới.

(Phạm Văn Đồng)

b. Những cái xảy ra hằng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung. 

(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

c. Thương người như thể thương thân (Tục ngữ)

d. Hãy tắt điện khi không cần, để khi cần sẽ có điện. (Khẩu hiệu)

e. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Mariuyt của cháu. (Nguyễn Ái Quốc)

10. Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho một trong hai đề sau:

Đề 1: Diễn viên Sác - lô Cháp Lin, người được mệnh danh là vua hề Sác - lô, từng nói:" Một ngày không có tiếng cười là một ngày lãng phí". Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên.

Đề 2: Nhà khoa học Thô mát Êdison sở hữu hàng ngàn bằng sáng chế quan trọng. Trong đó việc tạo ra bóng đèn điện đãn làm thay đổi cuộc sống nhân loại. Ông đã nói như sau về hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu để làm sợi dây tóc trong bóng đèn:" Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10 000 cách không hoạt động". Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

11. Tìm và gạch dưới câu tục ngữ trong những câu sau:

a. Một con sâu làm rầu nồi canh, một số người không tốt làm ảnh hưởng cả giai cấp công nhân.

b. Họ giống những con gà què ăn quẩn cối xay; họ không có chút nỗ lực nào nên đành bằng lòng với thứ thức ăn mà kẻ khác đem cho họ.

c. Máu chảy ruột mềm, được tin tức đó, tôi và toàn thể đồng bào miền Bắc rất là đau xót.

d. Thôi thì của đi thay người, rồi người lại làm ra của.

e. Có đi mới biết trời rộng, biển rộng mênh mông,... Tươi rút ra một chân lí, nó nói với nội: 

- Cô con dạy " đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là vậy đó nội.

12. Những câu dưới đây là câu rút gọn hay câu sai cấu trúc ngữ pháp? Vì sao?

a. Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Được thể hiện rõ nét qua văn bản" Sài Gòn tôi yêu".

b. Những câu tục ngữ là "túi khôn" của nhân dân. Dựa vào quan sát các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất đúc rút những kinh nghiệm quý báu. Chỉ tương đối chính xác.

13. Tìm ít nhất ba luận cứ cho các luận điểm sau:

a. Tục ngữ thể hiện tình yêu lao động của người dân Việt Nam.

b. Tục ngữ đưa ra những lời khuyên về lối sống tốt đẹp cho con người.

c. Tục ngữ phê phán những thói hư tật xấu.

14. Ghi lại một đoạn đối thọai em đã được nghe trong đời sống hằng ngày trong đó có sử dụng câu rút gọn. Nêu nhận xét của em về cách sử dụng câu rút gọn trong tình huống đó.

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực ngữ văn 7 tập hai, bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội; rút gọn câu; đặc điểm của văn bản nghị luận; đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Bình luận

Giải bài tập những môn khác