Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 24: Ý nghĩa văn chương, Chuyển đổi câu chủ động...

Giải bài 24: Ý nghĩa văn chương, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp), luyện tập viết đoạn văn chứng minh- Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 40. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Giới thiệu một cuốn sách văn học em đã được đọc có ý nghĩa và ảnh hưởng đến suy nghĩ, cuộc sống của em nhiều nhất.

2. Đọc văn bản Ý nghĩa văn chương(SGK, Ngữ văn 7, tập hai, trang 60), cùng trao đổi với bạn và giải thích ý nghĩa những từ in đậm trong ngữ cảnh sau:

3. Xác định bố cục, hệ thống luận điểm của văn bản và hoàn thiện bảng dưới đây:

4. Đọc đoạn từ " Người ta kể chuyện..." đến "... muôn loài" và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho từ in đậm trong câu:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài".

b. Nêu điểm thú vị trong cách trình bày quan niệm của Hoài Thanh trong văn bản.

c. Có ý kiến cho rằng: Văn chương không chỉ là nguồn gốc từ lòng thương người. Văn chương còn có nguồn gốc từ những yếu tố khác. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến này.

5. Giải thích nhận định sau:"Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống".

6. Làm việc theo nhóm và thực hiện các yêu cầu dưới đây, mỗi nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhau. Tìm và phân tích dẫn chứng (những tác phẩm văn học, những câu châm ngôn/ danh ngôn, những sự kiện thực tế, kinh nghiệm của bản thân em,... để chứng minh những ý kiến sau:

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muôn vật, muôn loài.

b. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

7. Nêu nhận xét của em về cách diễn đạt từ ngữ, câu văn của Hoài Thanh trong văn bản.

8. Đọc những nhận định sau về văn chương và cho biết điểm gần gũi giữa những nhận định đó với quan điểm của Hoài Thanh trong văn bản Ý nghĩa văn chương.

a. Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.

(Ngô Thì Nhậm)

b. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trong nhìn và thưởng thức.

(Thạch Lam)

c. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm  là cái gốc của văn chương.

(Bạch Cư Dị)

d. Tôi muốn các tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người.

(Sô- lô-khốp)

e. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. 

(Pau- tốp -xki)

9. Tìm đặc điểm chung trong những câu bị động sau. Có thể thay thế từ bị cho từ được trong những trường hợp này không?

a. Bài thơ " Sông núi nước Nam" được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

b. Tác giả Hoài Thanh được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghê thuật.

c. Ra đời đã hơn 200 năm nay, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được coi là tác phẩm gắn bó với rất nhiều người Việt từ khi mới cất tiếng khóc chào đời cho đến ngày tận thế.

10. Viết một đoạn văn từ 8 - 10 câu về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất trong đó có sử dụng câu bị động.

11. Viết bài văn chứng minh cho nhận đinh sau: Văn chương gây cho ta những tình cảm  ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

a. Lập dàn ý cho đề văn trên.

b. Chọn một ý để viết thành một đoạn văn lập luận chứng minh.

12. Viết bài văn chứng minh nhận định sau:

Niềm vui của nhà văn chân chính là niểm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp.

(Pau-tốp-xki)

13. Học thuộc một số đoạn thơ, bài thơ gợi lên những tình cảm tốt đẹp mà em thích.

14. Tìm một đoạntin tức trên báo có sử dụng câu bị động và cho biết tác dụng của câu bị động trong trường hợp đó.

15. Hằng năm, địa phương em thường tổ chức Ngày thơ Việt Nam với nhiều hoạt động như giao lưu với các nhà thơ, đọc và ngâm thơ, viết và vẽ thi pháp những câu thơ hay,... Em hãy giới thiệu và quảng bá về ngày thơ cho mọi người được biết.

16. Một số bạn thích xem phim, xem tivi hơn đọc tác phẩm văn học. Các bạn cho rằng đọc sách mất nhiều thời gian, lại phải tưởng tượng mới hình dung được thế giới trong tác phẩm. Em sẽ nói thế nào để bạn có hứng thú với các tác phẩm văn học hơn?

17. Theo em, có phải nhà văn chỉ nên lựa chọn miêu tả cái đẹp trong thiên nhiên, đời sống không? Và nếu thiên nhiên, cuộc sống còn chưa đẹp thì nhà văn cần "mĩ lệ hóa" như thế nào cho thiên nhiên, cuộc sống đẹp hơn?

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực ngữ văn 7 tập 2, bài 24: Ý nghĩa văn chương, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp), luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác