Đề số 6: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 15 Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
ĐỀ 6
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?
- A. Đầu thế kỉ XIX
- B. Cuối thế kỉ XIX
- C. Đầu thế kỉ XX
- B. Cuối thế kỉ XX
Câu 2: Sự kiện “Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Philippines, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.” diễn ra vào thời gian nào?
- A. 1872
- B. 1890 – 1895
- C. 1896 – 1898
- D. Đầu thế kỉ XX
Câu 3. Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Anh đã thi hành chính sách gì về xã hội?
- A. Chính sách "ngu dân"
- B. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động
- C. Giáo dục những tư tưởng cấp tiến
- D. Cả A và B.
Câu 4. Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Đó là nguyên nhân dẫn tới:
- A. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
- B. Sự biến đổi về mặt tôn giáo
- C. Việc thực dân Anh không thể duy trì xâm lược các nước khác.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy nêu những nét chính trong phong trào giành độc lập của ba nước Đông Dương từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện như thế nào?
Lo Kít-chen-nơ (Lord Kitchener), Tổng Tư lệnh quân đội Anh ở Ấn Độ nói:
“Ý thức về tính ưu việt vốn có của người châu Âu đã mang đến chiến thẳng cho chúng ta tại Ấn Độ. Dù cho dân bản địa được giáo dục tốt và thông minh đến đâu, và dù anh ta có thể chứng tỏ sự dũng cảm đến đâu, tôi tin rằng không có cấp bậc nào mà chúng ta có thể ban cho anh ta để anh ta có thể được xem là ngang hàng với sĩ quan Anh”.
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | C | D | A |
Tự luận:
Câu 1:
- Ở Việt Nam:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -
1913).
+ Sang đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.
- Ở Cam-pu-chia:
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865), cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867),...
+ Cuộc khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895) đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại lớn.
- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901), cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).
Câu 2: Thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện qua đoạn tư liệu: tìm cách khơi gợi sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo Ấn Độ, thi hành chính sách “ngu dân”.
Bình luận