Đề số 2: Đề kiểm tra Địa lí 11 kết nối bài 21 Kinh tế Liên bang Nga

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vùng nào có kinh tế lâu đời, phát triển mạnh nhất Liên Bang Nga?

  • A. Vùng Trung tâm đất đen.
  • B. Vùng U – ran.
  • C. Vùng Viễn Đông.
  • D. Vùng Trung ương.

Câu 2: Nội dung nào sau đây là khó khăn lớn nhất đối với nền sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga?

  • A. Phần lớn lãnh thổ là đầm lầy, băng giá nên thiếu đất canh tác.
  • B. Thời tiết, khí hậu quá sức khắc nghiệt nên sản xuất khó khăn.
  • C. Dân số già nên thiếu lực lượng lao động cho sản xuất.
  • D. Sông ngòi đóng bằng thường xuyên nên thiếu nước tưới.

Câu 3: Ngành công nghiệp nào là thế mạnh của Liên Bang Nga?

  • A. Công nghiệp năng lượng.
  • B. Công nghiệp quốc phòng.
  • C. Công nghiệp khai thác dầu khí.
  • D. Công nghiệp luyện kim.

Câu 4: Lúa mì ở LB Nga được trồng chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Phía bắc đồng bằng Tây Xia bia.
  • B. Cao nguyên Trung Xi bia.
  • C. Vùng Viễn Đông.
  • D. Đồng bằng Đông Âu.

Câu 5: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của Liên Bang Nga là?

  • A. Gia tăng dân số nhanh
  • B. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông
  • C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn
  • D. Đời sống nhân dân đã được cải thiện

Câu 6: Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là?

  • A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
  • B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
  • C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
  • D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Câu 7: Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

  • A. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
  • B. Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.
  • C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
  • D. Đời sống nhân dân ổn định.

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?

  • A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
  • B. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
  • C. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
  • D. Đời sống nhân dân được nâng cao.

Câu 9: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

  • A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.
  • B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
  • C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
  • D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Câu 10: Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã?

  • A. Tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.
  • B. Đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.
  • C. Vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.
  • D. Phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

B

D

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

D

B

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác