Đề số 1: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 8 Phong trào Tây Sơn
ĐỀ SỐ 1
Trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?
- A. Đống Đa, Hà Nội
- B. Vinh, Nghệ An
- C. An Khê, Gia Lai
- D. Cần Thơ
Câu 2: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã:
- A. Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn
- B. Chiếm được Lan Xang
- C. Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- D. Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính quyền chúa Trịnh.
Câu 3: Thất bại trước quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã:
- A. Cầu cứu vua Xiêm
- B. Theo thuyền buôn nước ngoài trốn đi
- C. Chỉ huy quân Trịnh phản công
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?
- A. 1771
- B. 1777
- C. 1785
- D. 1802
Câu 5: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?
- A. Niên Canh Nghiêu
- B. Ngao Bái
- C. Tôn Sĩ Nghị
- D. Ngô Tam Quế
Câu 6: Từ giữa thế kỉ XVIII, do cuộc sống ngày càng cơ cực nên nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong:
- A. Ngày càng giảm đi
- B. Ngày càng dâng cao
- C. Làm cho người dân không còn làm ăn gì nữa.
- D. Làm cho Đàng Ngoài trở nên mạnh hơn.
Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn có khẩu hiệu là gì?
- A. Lấy của người giàu chia cho người nghèo
- B. Đập phá thành quách, hỗn chiến chư thần
- C. Tự do, dân chủ, bác ái
- D. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
Câu 8: Trong lần tiến quân năm 1777 của nghĩa quân Tây Sơn thì:
- A. Chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
- B. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
- C. Quân Tây Sơn bị quân Nguyễn mai phục, chết gần hết.
- D. Cả A và B.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?
- A. Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
- B. Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng thì lại gia tăng.
- C. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
- D. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về Trương Phúc Loan?
- A. Ông là người học rộng, tài cao, mới trẻ tuổi đã được vào trong triều chúa Nguyễn làm quan.
- B. Ông làm việc ở thời Chúa Nguyễn (Phúc Thuần), tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền hơn 30 năm.
- C. Ông là người “bán quan, buôn ngục”, rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại nhiều người
- D. Ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... mà ông có được không biết bao nhiêu mà kể
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | C | A | C | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | A | D | B | A |
GIẢI CHI TIẾT
Câu 9:
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó”, khét tiếng tham nhũng
- Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
- Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
- Trương Phúc Loan là một quyền thần cuối thời các Chúa Nguyễn ở Đàng trong. Trong hơn mười năm cầm quyền bính, Trương Phúc Loan đã lạm dụng quyền hành vì quyền lợi cá nhân, khuynh đảo chính sự ở Đàng trong, và ông là nguyên nhân chính khiến chính quyền các Chúa Nguyễn sụp đổ.
- Sử sách ghi sự vơ vét của Trương Phúc Loan rằng: “Vàng, bạc, châu, ngọc, lụa chất "thành núi". Ruộng vườn, nhà cửa, tôi tớ, trâu ngựa không đếm xuể. Có một năm vào mùa thu bị lụt lớn, hòm xiểng bị ngập, khi nước rút ông đem vàng ra phơi nắng, lấp lánh cả một sân”.
Đáp án cần chọn là: A
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Lịch sử 8 KNTT bài 8: Phong trào Tây Sơn
Bình luận