Đề số 1: Đề kiểm tra Địa lí 11 kết nối bài 9 Liên minh châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tính đến năm 2021, các nước vùng lãnh thổ là thành viên của Liên minh Châu Âu ( EU) là? 

  • A. 25
  • B. 26
  • C.27
  • D.28

Câu 2: Các thành viên Hội đồng châu Âu là những người?

  • A. Đứng đầu nhà nước các nước thành viên.
  • B. Đại diện của các dân tộc EU, do các công dân trong EU trực tiếp bầu.
  • C. Trong cơ quan lập pháp của EU.
  • D. Trong tổ chức lãnh đạo liên quốc gia, do chính phủ các nước thành viên bổ nhiệm.

Câu 3: Điểm nào sau đây không đúng với thương mại của EU?

  • A. EU tuân thủ tất cả các qui tắc của tổ chức thương mại thế giới WTO.
  • B. Kinh tế của các nước EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
  • C. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
  • D. Các nước trong EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan buôn bán với nhau.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

  • A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
  • B. Sản phẩm của một nước không phải nộp thuế khi buôn bán trong thị trường chung.
  • C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
  • D. Tất cả các quốc gia thành viên đều sử dụng đồng tiền chung.

Câu 5: Mốc thời gian nào sau đây chưa đúng với quá trình phát triển của Liên minh châu Âu?

  • A. Ngày 25/3/2007, EU tổ chức kỉ niệm 50 năm ngày kí hiệp ước Rô-ma.
  • B. Thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu vào năm 1957 với 6 nước thành viên.
  • C. Năm 1993 Liên minh châu Âu chính thức ra đời với hiệp định Ma-xtơ-rich gồm 15 nước.
  • D. Năm 1967 các nước châu Âu liên kết hình thành một cộng đồng châu Âu về than và thép.

Câu 6: Những nhận định nào không đúng với các nước thành viên EU?

  • A. Các nước trong EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau.
  • B. Các nước trong EU có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
  • C. Các nước trong EU có cùng một trình độ phát triển kinh tế.
  • D. Ơ-rô là đồng tiền chung của nhiều nước.

Câu 7: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu ÂU là?

  • A. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối.
  • B. Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
  • C. Tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hành hóa giữa các nước.
  • D. Tăng thêm diện tích và số dân của toàn khối.

Câu 8: Bốn mặt tự do lưu thông trong Liên minh châu Âu là?

  • A. Tự do di chuyển, tự do trong giao thông vận tải, tự do buôn bán, tự do trao đổi thông tin.
  • B. Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn.
  • C. Tự do trao đổi hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn, tự do lưu thông các công trình nghiên cứu.
  • D. Tự do đi lại, tự do trao đổi hàng hóa, tự do trao đổi tiền vốn, tự do trao đổi thông tin.

Câu 9: Cơ quan đầu não nào của EU giữ vai trò tham vấn, ban hành các quyết định và điều lệ?

  • A. Cơ quan kiểm toán.
  • B. Nghị viện châu Âu.
  • C. Tòa án châu Âu.
  • D. Hội đồng bộ trưởng EU.

Câu 10: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là?

  • A. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
  • B. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp quốc gia.
  • C. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
  • D. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

A

D

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

B

B

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác