Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 8: Thực hành Tiếng Việt

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) tự phác họa nét nổi bật trong tính cách của bạn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

Câu 2: Em hãy phân biệt biện pháp lặp cấu trúc và điệp ngữ?

Câu 3: Hãy nêu ví dụ và phân tích chứng minh hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê?

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây được xem là lặp cấu trúc câu, trường hợp nào không lặp cấu trúc câu:

a) Chị giàu quần lĩnh hoa chanh,
Chúng em khốn khó quấn quanh lụa đào.
Chị giàu chị đánh cá ao,
Chúng em khốn khó đi chao cá mè,
Chị giàu chị lấy ông nghè,
Chúng em khốn khỏ trở về lấy vua.
(Hoàng Trọng Thược, Thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam)
b) Yêu nhau yêu cả đường đi,
  Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
 (Ca dao)
c) Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu, chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu, chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
(Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam)
d) Ta nằm nghe, nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất
 Mùi vôi xây rất say
(Bè xuôi sông La – Vũ Duy Thông)
e) Tiếng ai tha thiết bên cồn
 Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
(Việt Bắc – Tố Hữu)
f) Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(Tây tiến – Quang Dũng)


Câu 1:

Em là một người có tính cách rất kiên định và quyết tâm trong những việc bản thân làm. Em luôn luôn đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó trong thời gian ngắn nhất có thể. Em không bao giờ từ bỏ trước khó khăn và sẽ luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách. Với em, không có gì là không thể. Tính cách của em còn nổi bật ở sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong cách làm việc của mình. Em luôn tập trung và chú ý đến từng chi tiết, không bỏ lỡ bất cứ điều gì quan trọng nào. Em tin rằng việc làm việc chăm chỉ và có kế hoạch đúng đắn là chìa khóa thành công. Một điểm khác nữa của tính cách của em là sở thích học hỏi và trau dồi kiến thức. Em luôn cố gắng mở rộng tầm nhìn của mình thông qua việc đọc sách, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tự trau dồi kỹ năng mới. Em quan niệm rằng kiến thức là sức mạnh và việc học hỏi chính là cách để ngày càng trở nên tốt hơn và phát triển bản thân. Ưu điểm lớn nhất trong tính cách của em là sự kiên định, chăm chỉ, tỉ mỉ và ham học hỏi. Em hi vọng rằng những đặc điểm này sẽ giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn trong cuộc sống.

Câu 2:

So sánh

Lặp cấu trúc

Điệp ngữ

 

 

Khái niệm

Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp.

Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.

 

Tác dụng

Nhằm nhấn mạnh ý tưởng và cấu tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.

- Tác dụng gợi hình

- Tác dụng khẳng định

- Tác dụng liệt kê

- Tác dụng tạo sự nhấn mạnh.

 

 

 

Ví dụ

Con người Việt Nam có thể không có vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có nước da trắng như người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại thông minh, nhanh nhẹn.

 

 

 

- Cấu trúc được lặp lại trong đoạn văn trên là: Con người Việt Nam...... Việc lặp lại cấu trúc đó làm nổi bật hình ảnh con người Việt Nam muốn được nhấn mạnh trong đoạn văn.

"Còn trời, còn nước, còn non/ Còn cô bán rượu anh còn say sưa"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điệp từ "còn" này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt của tác giả dành cho cô bán rượu.

Lưu ý

- Trong khi sử dụng phép lặp cấu trúc ta có thể bắt gặp các điệp từ, điệp ngữ xuất hiện trong câu văn, câu thơ.

 Câu 3:

- Ví dụ:

  1. Trong đoạn văn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có đoạn trích: “các ngươi ở cùng ta coi như giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư xử so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì”.

 

  1. Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng ta tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân, Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.

- Hiệu quả của sự kết hợp giữa phép lặp cấu trúc và phép liệt kê:

+ Đối với đoạn trích trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

....thì ta.... hoặc .... thì cùng nhau

Việc sử dụng phép liệt kê kết hợp với việc lặp cú pháp trong đoạn văn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy nghĩa tình của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

+ Trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh sử dụng phép liệt kê tội ác của Thực dân Pháp và cùng sử dụng thêm phép lặp cú pháp. Việc sử dụng có tác dụng lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

Câu 4:

- Trường hợp lặp cấu trúc câu:

+ Câu a) lặp cấu trúc câu “Chị giàu…”

+ Câu c) lặp cấu trúc câu “Chồng yêu…”

- Trường hợp không lặp cấu trúc câu: b), d), e), f)


Bình luận

Giải bài tập những môn khác