Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 8: Thực hành Tiếng Việt

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Hãy chỉ ra phép lặp cấu trúc trong những đoạn dưới đây:

  1. a) “Vĩ đại, bởi ngay từ khi ra đời, Đảng đã khơi đúng mạch nguồn của dân tộc Việt Nam! Vĩ đại, bởi lợi ích của Đảng không ngoài lợi ích của nhân dân và đất nước! Vĩ đại, bởi người cộng sản chấp nhận hy sinh trước, hưởng thu sau! Vĩ đại, bởi sự dũng cảm chỉ ra sai lầm, khiếm khuyết và thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, quyết tâm sửa chữa khắc phục! Vĩ đại, bởi Đảng biết điều chỉnh, bổ sung kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân – ý Đảng”.
  2. b) “Nói “Đảng của dân tộc” vì Đảng đặt lợi ích cho giai cấp công nhân trong lợi ích chung của dân tộc..Nói “Đảng của dân tộc”, còn mang một ý nghĩa khác vì Đảng ta bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng mỗi đồng bào ta”.
  3. c) Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy,

Cho nên muôn dặm ở ngoài kia,

…..

Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy

Cho nên chăn chiếu vẫn so le

(Thao thức – Hàn Mặc Tử)

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu dưới đây:

  1. a) Bạn có thể không thông minh, nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày nàu qua ngày khác. Bạn không thể hát hay, nhưng bạn vẫn chưa muộn.”
  2. b) Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 4: Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu dưới đây:

  1. a) Trời xanh đây là của chúng ta

            Núi rừng đây là của chúng ta

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

  1. b) “Con nhớ anh con, người anh du kích…

         Con nhớ em con, thằng em liên lạc”

(Chế Lan Viên)

Câu 5: Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu dưới đây:

  1. a) Con sóng dưới lòng sâu

          Con sóng trên mặt nước

(Sóng – Xuân Quỳnh)

  1. b) “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn các trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa


Câu 1: 

- Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và cấu tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.

- Ví dụ: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. (Hồ Chí Minh)

Lưu ý: Chúng ta có thể bắt gặp biện pháp lặp cấu trúc trong phép đối. Đối là cách lặp lại cấu trúc ngữ pháp có sự đối lập về từ ngữ, thanh điệu,…

Câu 2:

  1. a) Biện pháp lặp cấu trúc câu của lập luận trên được thể hiện ở “Vĩ đại, bởi….”
  2. b) Biện pháp lặp cấu trúc câu: “Nói “Đảng của dân tộc” vì….”
  3. c) Sự lặp lại cấu trúc vòng tròn về mô hình, ý nghĩa nhịp điệu, câu thơ “Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy” xuất hiện ở đầu và xuất hiện ở cuối bài thơ “Thao thức”.

Câu 3:

  1. a) Tác dụng: “Có thể không” chỉ các khả năng khó được thực hiện và thành công trên thực tế. Ở đây, bạn ấy có thể không có cơ hội hay đặc điểm, khả năng nhất định. Nhưng bạn ấy “có thể” nhìn nhận trên phương diện tích cực hơn về các khả năng đặc biệt khác. Từ đó cũng mang đến các giá trị chứng minh năng lực phù hợp với sức mạnh những gì mà bạn có.
  2. b) Tác dụng: Phép lặp kết hợp với phép đối được sử dụng để đối cảnh nhưng cũng nói lên tâm trạng của nàng Kiều.

Câu 4:

  1. a) Tác dụng khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng
  2. b) Biện pháp lặp cấu trúc góp phần thể hiện nỗi nhớ da diết của chủ thể trữ tình khi nhớ về Tây Bắc.

Câu 5: 

  1. a) Hai câu thơ trên sử dụng phép lặp cấu trúc "con sóng...." tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc hoạ hình ảnh mọi con sóng đều đang ở trong tâm trạng nhớ thương day dứt khôn nguôi.
  2. b) “Trường học của chúng ta” là cụm từ được lặp lại trong đoạn trên. Đây là đoạn văn trích lại lời nói của Bác hồ khi nhận định về vai trò, giá trị của học tập, của các ngôi trường.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác