Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CTST bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy kể một vài ví dụ chúng ta có thể làm để thích ứng trong cuộc sống trong trường hợp có lạm phát xảy ra. 

Câu 2: Vào năm 2008 siêu lạm phát ở Zimbabwe đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước trong khu vực Nam Phi này. Theo em lí do nào kiến cho nền kinh tế của nước này lại rơi vào lạm phát? 

Câu 3: M từng có mơ ước nếu mình là người được phụ trách việc in ấn tiền của Nhà nước, M sẽ in ra rất nhiều tiền để được cho tiêu một cách thoải mái. Theo em, việc in ấn tiền một cách không có kế hoạch như vậy sẽ dẫn đến tình trạng gì?     

Câu 4: Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát lạm phát của một quốc gia.


Câu 1:

Một vài ví dụ chúng ta có thể làm trong trường hợp xảy ra lạm phát:

- Thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chi tiêu cá nhân.

- Hạn chế các việc vui chơi, giải trí tốn kém.

- Thắt chặt các khoản chi tiêu không đáng có.

- Đầu tư chi tiêu có kế hoạch, tránh các thất thoát không đáng có, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Câu 2:

Những nguyên nhân gây ra lạm phát tại Zimbabwe:

- Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến hệ quả là sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài.

- Chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế càng ngày càng thụt giảm dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền.

- Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài, khiến cho nguồn nhân lực lao động ở Zimbabwe bị giảm nghiêm trọng.

Câu 3: 

Việc in ấn tiền không có kế hoạch, sẽ khiến nguồn tiền trong lưu thông dư thừa, mất đi giá trị của đồng tiền, vật giá leo thang hay dẫn đến tình trạng lạm phát.

Câu 4: 

Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát của một quốc gia:

- Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông

+ Ngừng phát hành tiền trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.

+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường.

+ Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi.

+ Giảm chi ngân sách

+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.

- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông.

+ Khuyến khích tự do mậu dịch.

+ Giảm thuế.

- Đi vay các viện trợ nước ngoài.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác