Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CTST bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là lạm phát.   

Câu 2: Lạm phát được chia thành mấy loại. Hãy nêu hiểu biết khái quát về các loại lạm phát đó.   

Câu 3: Em hãy cho biết các nguyên nhân dẫn đế lạm phát.      

Câu 4: Em hãy cho biết hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội là gì? 


Câu 1:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ.

Câu 2: 

Lạm phát được chia thành 3 loại dựa trên tỉ lệ lạm phát:

Lạm phát tự nhiên: tỉ lệ dưới 10% trên một năm.

Ở mức độ lạm phát này, lạm phát không ảnh hưởng đến kinh tế cũng như là cuộc sống sinh hoạt của người dân. Nói cách khách kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít xảy ra rủi ro và vẫn ổn định cuộc sống nhân dân.

Lạm phát phi mã: tỉ lệ từ 10 đến100% một năm.

Với mức độ này, lạm phát gây ảnh hưởng đến giá cả một cách nghiêm trọng. Cụ thể, giá cả tăng lên nhanh chóng và bất thường, dẫn đến nền kinh tế có biến động lớn.

Khi rơi vào tình trạng này, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua vàng bạc, kinh doanh bất động sản và cho bay với mức tiền lãi xuất cao.

Câu 3: 

Các gnuyên nhân dẫn đến lạm phát:

+ Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.

+ Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cảu một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,…) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm và kéo giá cả của hầu hết hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.

+ Do cung ứng lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.

Câu 4: 

Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội là:

- Đối với nền kinh tế: doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất – kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn nhân lực sản xuất, thất nghiệp gia tăng.

- Đối với xã hội: thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăng, phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác