Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Sự phân bố các vòng đai nhiệt có tính địa đới. Giải thích tại sao?
Câu 2: Địa hình là yếu tố phi địa đới nhưng vẫn thể hiện rõ tính địa đới. Giải thích tại sao?
Câu 3: Tại sao có sự phân hóa đa dạng giữa các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất?
Câu 4: Giải thích mối quan hệ của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới?
Câu 5: Tại sao sự phân bố các thành phần tự nhiên chịu tác động của cả quy luật địa đới và quy luật phi địa đới?
Câu 1:
Sự phân bố các vòng đai nhiệt có tính địa đới:
- Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt:
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +20°C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30B và 30°N).
+ Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt +10°C tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°C và C của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C.
- Nhiệt độ không khí được hình thành chủ yếu do năng lượng bức xạ mặt trời. Năng lượng bức xạ mặt trời thay đổi từ Xích đạo về hai cực theo sự thay đổi của góc nhập xạ.
Câu 2:
- Địa hình là yếu tố phi địa đới: Địa hình là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi của các thành phân tự nhiên theo hướng đông tây và theo độ cao, nên đó là yếu tố phi địa đới.
- Biểu hiện tính địa đới:
+ Ở vùng nhiệt đới ẩm ướt: Phong hóa hóa học là chủ yếu, tạo nên các dạng địa hình cacxtơ. Đồng thời, vai trò hình thành địa hình của dòng nước đóng vai trò quan trọng, biểu hiện điển hình ở địa hình thung lũng sông, các đồng bằng châu thổ, các bãi bồi sông..
+ Ở vùng khí hậu khô hạn: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành các dạng địa hình do gió (cồn cát, nấm đá,...)
+ Ở vùng khí hậu băng giá, lạnh: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành địa hình do băng hà (dạng địa hình điển hình như đá lưng cừu, hồ băng hà,...).
- Nguyên nhân: Địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực và ngoại lực. Các dạng địa hình kiến tạo chủ yếu do nội lực tạo nên, các dạng địa hình hình thái chủ yếu do ngoại lực (năng lượng bức xạ mặt trời) tạo nên. Sự thay đổi năng lượng bức xạ mặt trời từ Xích đạo về cực làm cho các quá trình ngoại lực (phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ) cũng thay đổi theo, tác động đến hình thái địa hình khác nhau ở các vùng theo vĩ độ.
Câu 3:
- Các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất có sự phân hoá đa dạng: Phân hoá theo chiều tuyến từ Xích đạo về cực, chiều kinh tuyến theo lục địa và đại dương, chiều cao theo các đại cao.
- Nguyên nhân: Do chịu tác động đồng thời của năng lượng bức xạ mặt trời và các lực bên trong lòng Trái Đất.
+ Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Từ Xích đạo về hai cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất thay đổi, lượng bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo. Sự phân bố của lượng bức xạ mặt trời từ Xích đạo về cực đã kéo theo sự phân bố của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
+ Các lực bên trong lòng Trái Đất tạo nên lục địa và đại dương, các địa hình núi cao làm cho các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất phân bố theo lục địa, đại dương và đại cao.
Câu 4:
Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới:
- Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng rẽ mà diễn ra một cách đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Nguyên nhân do năng lượng bức xạ mặt trời và các lực trong lòng Trái Đất hoạt động đồng thời cùng nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể, chi phối chiều hướng phát triển của tự nhiên.
- Tính địa đới làm cơ sở cho tính phi địa đới: Mỗi đới có các địa ô và đai cao chịu sự quy định của đặc điểm chung đới đó. Ví dụ: Các kiểu khí hậu của nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của nhiệt đới, các kiểu khí hậu cận nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của cận nhiệt đới,... Đai khí hậu dưới thấp ở vùng núi cao nhiệt đới là đai nhiệt đới, ở vùng ôn đới là đai ôn đới,... Số lượng và độ cao các đai khí hậu ở các đới khí hậu khác nhau cũng không giống nhau.
- Tính phi địa đới tác động làm cho tỉnh địa đới bị phân hoá không còn đồng nhất: Trong mỗi đới đều có sự phân hoá theo địa ô và đại cao. Ví dụ: Đới khí hậu nhiệt đới có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa; đới khí hậu cận nhiệt đới có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa,...
Câu 5:
- Do các thành phần tự nhiên vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
- Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo nên sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu khác nhau theo chiều đông tây.
+ Địa hình núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và hnano mua cũng thay đổi.
Bình luận