Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Kết nối bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tại sao các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau?
Câu 2: Trình bày biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất?
Câu 3: Tại sao quy luật địa đới là quy luật quan trọng và phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí?
Câu 4: Phân tích tính địa đới biểu hiện trong phân bố mưa?
Câu 5: Phân tích tác động của tính địa đới đến địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật?
Câu 6: Phân tích biểu hiện tính địa đới của mạng lưới sông ngòi, đất và sinh vật?
Câu 1:
Các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau do nhiệt độ không khí không chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ mặt trời mà còn phụ thuộc vào bề mặt đệm.
Câu 2:
Biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất:
- Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích đạo về hai cực một cách rõ rệt:
+ Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.
+ Từ Xích đạo về hai cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.
+ Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
+ Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng.
+ Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: Đại áp thấp xích đạo, hai đại áp cao chí tuyến, hai đại áp thấp ôn đới và hai đại áp cao cực.
- Các đới gió trên Trái Đất: Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
Câu 3:
- a) Là quy luật quan trọng nhất của vỏ địa lí, vì
- Phổ biến nhất trong vỏ địa lí.
- Là cơ sở để tạo ra các đới khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan kéo dài từ tây sang đông, tuần tự từ bắc xuống nam, đối xứng nhau qua hai nửa cầu Bắc Nam.
- Là cơ sở, tạo bối cảnh xác định cho sự xuất hiện của quy luật phi địa đới.
- Là cơ sở để giải thích sự thay đổi của tự nhiên từ Xích đạo về hai cực (những sự vật và hiện tượng, quá trình phụ thuộc vào năng lượng mặt trời).
- b) Là quy luật phổ biến nhất:
- Quy luật địa đới biểu hiện trong nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất (sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các thảm thực vật,...).
- Nguyên nhân của quy luật địa đới là năng lượng mặt trời. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất.
Câu 4:
Biểu hiện tính địa đới trong phân bố mưa trên Trái Đất:
- Từ Xích đạo về hai cực hình thành các vành đại mưa có tính quy luật: 20°B - 20°N: mưa nhiều nhất;
- 20° - 40 B&N: mưa ít;
- 40° - 60° B&N: mưa khá nhiều;
- 60° - 90° B&N: mưa rất ít.
Câu 5:
Tác động của tính địa đới đến địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật:
- Khí hậu là thành phần tự nhiên có tính địa đới rõ rệt. Tác động của khí hậu đến các thành phần tự nhiên - khác tạo nên tính địa đới cho các thành phần tự nhiên như địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật.
- Tác động đến địa hình: Sự thay đổi của khí hậu từ Xích đạo về cực làm cho địa hình cũng có sự khác nhau từ Xích đạo về cực: Ở khu vực Xích đạo và nhiệt đới ẩm thường phổ biến địa hình cacxtơ và đồng bằng châu thổ là kiểu địa hình của vùng có nhiệt ẩm dồi dào; ở chí tuyến thường có các kiểu địa hình của hoang mạc (địa hình do gió thổi mòn); ở ôn đới lạnh và ở cực thường phổ biến các kiểu địa hình băng tích (hồ, đồng bằng do băng hà, địa hình phi,...).
- Tác động đến sông ngòi: Chế độ mưa tác động đến mạng lưới, tổng lượng nước và chế độ nước sông. Ở khu vực mưa nhiều, cường độ lớn thường có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Khí hậu có nhiều mưa, sông ngòi có nhiều nước. Ở vùng Xích đạo có mưa nhiều quanh năm, sông ngòi đầy nước quanh năm; ở khu vực nhiệt đới gió mùa có mưa theo mùa nên chế độ nước sông trong năm có một mùa lũ và mùa kiệt vùng ôn đới lạnh, mùa đông nước sông đóng băng, mùa xuân tan băng gây lũ lụt,...
- Tác động đến đất và sinh vật:
+ Đất ở Xích đạo và nhiệt đới thường giàu mùn, có màu đỏ vàng, vàng đỏ hoặc đỏ, nâu đỏ; kiểu thám thực vật chính là rừng Xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm hoặc xa van (ở nơi có khí hậu nhiệt đới lục địa).
+ Đất ở cận nhiệt đới lục địa có màu xám, thực vật là hoang mạc và bán hoang mạc; ở cận nhiệt địa trung hải có màu đỏ nâu ở nơi thực vật là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; ở nơi có khí hậu là cận nhiệt gió mùa thì kiểu thảm thực vật chính là rừng cận nhiệt âm và đất là đỏ vàng cận nhiệt.
+ Đất ở ôn đới lục địa nửa khô hạn là đất đen ở thảm thực vật thảo nguyên; ở ôn đới hải dương là đất nâu và xám dưới thảm thực vật rừng lá rộng và rừng hỗn hợp; ở ôn đới lục địa lạnh là kiểu thảm thực vật rừng lá kim và đất pốt dôn.
+ Đất ở kiểu khí hậu cận cực lục địa là đài nguyên và kiểu thảm thực vật chính là đài nguyên.
Câu 6:
- Tính địa đới của sông ngòi: Chế độ nước sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở các vành đai như sau:
+ Ở vành đai xích đạo: Dòng chảy sông suối nhiều nước quanh năm, phản ánh đúng chế độ mưa lớn và quanh năm ở Xích đạo.
+ Ở vành đai nhiệt đới: Có một mùa mưa và một mùa khô nên sông ngòi tuy có dòng chảy thường xuyên quanh năm, nhưng thủy chế lại theo mùa: có một mùa kiệt và một mùa lũ.
+ Ở cận nhiệt đới: Tính địa đới phản ánh rõ ở bờ tây các lục địa. Sông ngòi đầy nước vào thu đông, cạn nước vào hè thu, tương ứng với chế độ mưa của kiểu khí hậu địa trung hải.
+ Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa bắc lục địa Âu - Á và Bắc Mĩ, vào mùa đông nước sông đóng băng ở các vùng băng giá, sang xuân và đầu hạ có lũ do tuyết tan.
+ Ở cực: Nước sông ở thể rắn.
- Tính địa đới của đất: Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất băng tuyết; đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.
- Tính địa đới của sinh vật: Từ cực về Xích đạo có các kiểu thảm thực vật hoang mạc lạnh; đài nguyên rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, Xích đạo.
Bình luận