Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Muối của rừng

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trong bài Muối của rừng, vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?

Câu 2: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Muối của rừng có gì đặc biệt. Hãy chỉ ra điểm đặc biệt đó?

Câu 3: Theo em, truyện ngắn "Muối của rừng" hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?

Câu 4: Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện Muối của rừng cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?

Câu 5: Ông Diểu luôn khao khát chuyến đi săn này và tự tin về những tri thức về của ông về khu rừng. Vậy tại sao ông quyết định cứu con khỉ đực?


Câu 1:

Ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn vì chứng kiến cảnh khỉ con rơi xuống vực cùng tiếng rú thê thảm, “trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này”.

Câu 2: 

+ Ngôi kể: Ngôi thứ ba – người kể chuyện đứng ngoài cuộc.

+ Điểm nhìn trần thuật đặt vào chính nhân vật ông Diểu

+ Giọng điệu trần thuật: khách quan, trung tính.

Câu 3: 

Theo em, truyện ngắn "Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp rất hấp dẫn cả về nội dung câu chuyện  cách kể chuyện của tác giả. Qua những phương diện khác nhau, người đọc có thể cảm nhận được những giá trị đặc sắc khác nhau. Truyện không chỉ đơn thuần kể về cuộc đi săn của nhân vật ông Diểu, mà còn gửi gắm những vấn đề nhân sinh phổ biến. Trong đó, ta thấy sự đấu tranh không ngừng giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Nhân vật chính trong truyện tìm thấy sự cứu rỗi bởi cái đẹp, và từ đó ông xóa đi những quan niệm sai lầm, tìm được sự thật về bản thân mình.

Ngoài giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của cách kể chuyện cũng rất đáng khen ngợi. Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo sử dụng hình ảnh ước lệ mang tính triết lý sâu sắc trong một phong cách viết lạnh lùng, kiêu sa. Cách tạo dựng nhân vật và tình huống trong truyện cũng rất độc đáo, không giống bất kỳ tác phẩm nào khác. Tuy là một ông lão cô độc đi săn trong rừng vào sáng xuân, nhưng nhân vật ông Diểu không chỉ có những phẩm chất xấu xa, cái ti tiện, mà ở ông còn ngời sáng những nhân cách đẹp, những tâm hồn thuần khiết, vẻ đẹp vốn có hằn sâu trong tâm thức con người.

Câu 4:

- Cách bầy khỉ phản ứng trong truyện thể hiện mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, khỉ cái và khỉ con đã có những hành động và thái độ đẹp, làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng về tình cảm huyết thống thiêng liêng trong gia đình khỉ. Tình cảm đó vượt qua mọi rào cản, khỉ cái luôn theo dõi và quan sát mọi hành động của ông diều đối với khỉ đực. Khỉ cái sẵn sàng đối đầu với nòng súng của ông diều để bảo vệ khỉ đực, không sợ chết và quay trở lại để đồng hành cùng khỉ đực. Tình cảm huyết thống đó đã tạo nên sức mạnh to lớn, làm thức tỉnh sự lương thiện trong tâm hồn của ông diều.

- Sự thay đổi thái độ của ông Diểu với bầy khỉ cho thấy ông là một người có tấm lòng lương thiện và bản chất tốt đẹp. Chính những điều đó đã đánh bại cái ác và hướng tâm hồn ông tới cái thiện.

Câu 5:

- Lúc đầu: ông nghĩ bắt con khỉ đực về làm thịt nên bất chấp vách đá trơn leo lên cứu con khỉ

- Về sau: Ông bắt đầu xuất hiện lòng thương hại khi chứng thấy viên đạn phá vỡ bả vai của nó làm trồi ra hẳn đoạn xưng dài đến bốn phân. Mỗi khi đoạn xương va chạm, con khỉ quằn quại trông rất đau lòng. Ông đã vơ lấy một nắm cỏ vò nát đắp lên vết thương cho con khỉ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác