Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Muối của rừng

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Huy Thiệp?

Câu 2: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Muối của rừng?

Câu 3: Trong truyện ngắn Muối của rừng truyện được kể theo kết cấu nào?

Câu 4: Em xác định tình huống truyện của truyện ngắn Muối của rừng?

Câu 5: Tìm những chi tiết cho biết hành động của đàn khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố trong bài Muối của rừng?


Câu 1: 

- Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) sinh ở Thái Nguyên, là nhà văn có nhiều đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại.

- Ông để lại hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết, nhiều bài phê bình văn học và thành công nhất với thể loại truyện ngắn.

- Truyện ngắn của ông đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống đương đại và khá đa dạng trong cách viết (hoặc chú trọng vào xung đột, kịch tính, hoặc kết hợp giữa tự sự với trữ tình, hoặc hòa trộn thực với ảo, hiện đại và dân gian,…)

Câu 2:

Thời kì đổi mới đất nước. Bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu thì đời sống xã hội và nhân tâm vỡ ra nhiều bất ổn. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên cũng đòi hỏi phải được nhìn nhận lại.

Câu 3: 

Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian cuộc đi săn của ông Diểu từ lúc bắt đầu đến khi ông trở về. Truyện kết thúc theo lối mở với chi tiết đậm màu sắc huyền thoại đó là sự xuất hiện của loài hoa tử huyền. Cái kết này mang lại chất thơ cho tác phẩm và cũng góp phần khắc sâu chủ đề của tác phẩm.

Câu 4: 

Sự kiện ông Diểu đi săn và bắn được khỉ bố trong gia đình nhà khỉ. Hành trình đuổi theo để bắt lại con mồi cho ông chứng kiến tình nghĩa của thế giới loài vật. Chính điều đó đã làm ông thay đổi.

Câu 5: 

- “Con khỉ đực bị đạn vào vai, nó gượng dậy, nhưng lại vật xuống”

- “Con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh”

- “Con khỉ đực cất tiếng gọi nó, tiếng gọi buồn thảm, đau đớn”


Bình luận

Giải bài tập những môn khác