Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CTST bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào? 

Câu 2: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Câu 3: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Câu 4: Em hãy lấy một số ví dụ về việc công dân bình đẳng trước pháp luật.


Câu 1:

Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đẩt nước, góp phần thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

 

Câu 2: 

Cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là vì:

Đảm bảo quyền lợi của mọi người dân trước pháp luật là như nhau, không ai bị đối xử phân biệt, tất cả mọi người để được nhận những quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau đối với nhà nước. Tạo cho mọi người điều kiện như nhau để cùng vươn lên và phát triển.

 

Câu 3: 

Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đại ngộ đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa:

+ Việc làm này cho thấy Chính phủ và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân trên mọi miền tổ quốc.

+ Hỗ trợ các em học sinh có điều kiện, hoàn cảnh không được tốt để vươn lên phát triển, khẳng định bản thân, góp ích cho đời sống và xã hội.

 

Câu 4: 

Một số ví dụ về việc công dân bình đẳng trước pháp luật:

+ Mọi công dân khi vi phạm bất kì các hoạt động gì về pháp luật đều bị xử li nghiêm khắc, không phân biệt bất kì một công dân nào.

+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,… thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.

+ Mọi công dân là người Việt Nam đều được nhận các quyền lợi như nhau để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.  


Bình luận

Giải bài tập những môn khác