Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của quyền bình đẳng là gì? 

Câu 2: Em hãy nêu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.    

Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.  

Câu 4: Em hãy cho biết quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được quy định như thế nào trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự.  

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào? 

Câu 2: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Câu 3: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Câu 4: Em hãy lấy một số ví dụ về việc công dân bình đẳng trước pháp luật.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trên đường đi học về em phát hiện một nhóm người đang thực hiện hành vi trái với pháp luật, em sẽ làm gì trong tình huống này?

Câu 2: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lí, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.

Câu 3: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?  

Câu 4: Chị H là người tật nguyền, từ nhỏ việc đi lại của chị đã gặp rất nhiều khó khăn, chị muốn được học lên Đại học và được làm công việc mà mình mơ ước. Bố mẹ chị luôn  có suy nghĩ là người tật nguyền sẽ không thể theo được các chương trình học tập áp lực tại trường và không muốn cho chị học lên tiếp.Theo em nhà nước ta có tạo điều kiện gì để người tật nguyền có thể theo học lên cao không?

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Chính phủ đưa ra mục tiêu tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, thực hiện chủ trương này của nhà nước, tỉnh X đã hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà có con đang theo học ở các cấp những khoản hỗ trợ để các em có thể có điều kiện để đến trường và hoàn thành được việc học hành. Qua nhiều năm thực hiện tình trạng trẻ em bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy giảm đáng kể, nhiều em tốt nghiệp cao đẳng, đại học có việc làm ổn định. Theo em, sự bình đẳng của công đân được thể hiện trong tình huống trên là gì?

Câu 2: Em K bị khuyết tật từ nhỏ, việc đến trường vẫn luôn là ước mơ của em từ khi còn nhỏ, nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên em đành phải dừng lại việc học của em từ rất sớm. Sau này dựa vào chính sách dạy nghề cho người khuyết tật, em được học các nghề thủ công, em có công việc làm, kiếm ra được những đồng tiền bằng chính bàn tay của mình, em thấy mình có ích cho xã hội và ngày càng trở nên lạc quan hơn về cuộc sống. Theo em, việc nhà nước quan tâm đến mọi cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội để phát triển thể hiện chủ trương gì của Đảng và Nhà nước?

Câu 3: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông K ở cạnh nhau, cùng xả thải chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, Trưởng đoàn thanh tra chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến của ông K còn cơ sở chế biến của ông T vẫn hoạt động bình thường. Theo ông K, việc làm đó là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Trưởng đoàn thanh tra vẫn khẳng định mình thực hiện đúng quy định của pháp luật và yêu cầu ông hợp tác và thực hiện. Ông K bức xúc vì quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật bị xâm phạm.

Theo em, Trưởng đoàn thanh tra có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Bài tập tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Tự luận Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác