Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 9: Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu một vài nét về tác giả Lê Trí Viễn?        

Câu 2: Vấn đề chính mà bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là gì?

Câu 3: Bài thơ Cảnh ngày khuya được tác giả phân tích theo trình tự nào?

Câu 4: Xác định nội dung chính của mỗi phần. Tính logic được thể hiện như thế nào?


Câu 1: 

- Lê Trí Viễn (1919-2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xit trong nghiên cứu và đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

- Năm 1945 ông thi đỗ triết học chuyển sang dạy ở trường Khải Định (Huế)

- Năm 1946 ông tham gia vào kháng chiến chống Pháp

- Tác phẩm: Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh (1986), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng (1981), Đến với thơ hay (1977),…

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn năm 2012                 

Câu 2: 

- Vấn đề chính mà bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là vẻ đẹp của nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya.

Câu 3: 

Được tác giả phân tích theo trình tự các câu thơ của bài Cảnh khuya.

Câu 4: 

- Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

- Tính lô gích giữa các phần được thể hiện ở:

+ Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận. Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.

+ Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác