“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Em hiểu thế nào về quy định này?

Câu 10: Điều 41 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Em hiểu thế nào về quy định này?


Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

Vấn đề quốc phòng trở thành hoạt động của cả nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi quy mô, hình thức.

Ngày nay, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa khủng bố và các thế lực phản động quốc tế vẫn đang triển khai hàng loạt hoạt động chống lại nền hòa bình khu vực và thế giới, chống độc lập dân tộc và CNXH. Đấu tranh giữ gìn hòa bình của đất nước, khu vực và thế giới là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới theo như Hiến pháp quy định là đúng thực tiễn và quy luật khách quan.

Vì vậy, bất kỳ ai, ở cương vị nào, là công dân Việt Nam cần hiểu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN  là quyền lợi, nghĩa vụ, vinh dự và trách nhiệm của mình. Mỗi tổ chức, cá nhân ở cương vị nào, trong hay ngoài nước cần có những việc làm thiết thực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện hoàn cảnh, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (P3)
Từ khóa tìm kiếm Google: Bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam, xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp, toàn dân.

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác