Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 ctst bài 5: Lớp học trên đường
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao Rê-mi lại phải học chữ trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy?
Câu 2: Tại sao lại gọi đây là một “lớp học trên đường”?
Câu 3: Em hiểu như thế nào về tấm lòng của cụ Vi-ta-li?
Câu 4: Qua câu chuyện, em học được điều gì từ Rê-mi?
Câu 5: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện này?
Câu 1: Rê-mi phải học chữ trong một hoàn cảnh đặc biệt vì cậu là một cậu bé mồ côi, lang thang và không có điều kiện đến trường như những đứa trẻ khác.
Câu 2: Vì mưu sinh nên gánh xiếc của thầy Vi - ta - li phải rong ruổi khắp nơi. Trên đường đi ấy, ở bất cứu đâu thầy sẽ dạy học cho Rê mi và Ca pi . Vậy nên mới có tên gọi là lớp học trên đường.
Câu 3: Đây là câu hỏi mở, HS trả lời theo suy nghĩ riêng. Gợi ý: Tấm lòng của cụ Vi-ta-li trong câu chuyện "Lớp học trên đường" thật đáng ngưỡng mộ. Cụ là một người thầy tận tụy, một người bạn đồng hành đáng tin cậy của Rê-mi. Tấm lòng của cụ Vi-ta-li là một tấm gương sáng về tình yêu thương, sự tận tâm và lòng nhân ái. Cụ đã không chỉ dạy cho Rê-mi những kiến thức mà còn dạy cậu bé những bài học quý giá về cuộc sống.
Câu 4: Qua câu chuyện, chúng ta học được rất nhiều điều quý giá từ cậu bé Rê-mi. Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, nếu chúng ta có niềm đam mê, sự kiên trì và một trái tim biết ơn, chúng ta sẽ luôn thành công.
Câu 5: Câu chuyện muốn khẳng định rằng, việc học không chỉ diễn ra trong những ngôi trường hiện đại mà có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Quan trọng là chúng ta có niềm đam mê, sự kiên trì và một trái tim yêu thương.
Bình luận