Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết tiếng Việt 5 ctst bài 7: Chớm thu

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Chớm thu”?

Câu 2: Bài thơ “Chớm thu” miêu tả mùa nào trong năm?

Câu 3: Những dấu hiệu nào cho thấy mùa thu đã đến?

Câu 4: Những hình ảnh nào trong bài thơ gợi tả vẻ đẹp của mùa thu?

Câu 5: Từ “heo may” có nghĩa là gì?

Câu 6: Từ “đơm” trong câu thơ “Mùa đơm hạt thóc trên đồng” có nghĩa là gì?


Câu 1: Tác giả của bài thơ “Chớm thu” là Đoàn Văn Mật.

Câu 2: Bài thơ “Chớm thu” miêu tả mùa thu, đặc biệt là thời điểm chớm thu.

Câu 3: Những dấu hiệu cho thấy mùa thu đã đến:

- Gió  heo may: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu mùa thu về.

- Không còn tiếng cuốc gọi nhau: Việc không còn nghe thấy tiếng cuốc gọi nhau nữa cho thấy mùa hè đã qua. 

- Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may: Câu thơ này miêu tả rõ nét cảm giác mát mẻ, se lạnh khi mùa thu đến

- Trầu già giấu nắng đầy cây: Lá trầu già, ngả màu vàng, báo hiệu một mùa thu sắp đến.

- Có bông cúc trắng như mây giữa trời: Hoa cúc trắng là loài hoa đặc trưng của mùa thu, mang vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết.

Câu 4: Những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của mùa thu trong bài thơ: gió heo may, lá trầu già, hoa cúc rắng, hạt thóc, mùa đơm hạt thóc

Câu 5: 

Từ “heo may” có nghĩa là: 

- Một loại gió: đó là những con gió nhẹ, se lạnh, thường thổi vào cuối mùa hè đầu mùa thu. Gió heo may mang theo hơi ấm của biển, tạo nên cảm giác mát mẻ, dễ chịu

- Báo hiệu mùa thu: Gió heo may được xem như một dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. Khi cảm nhận được làn gió heo may, chúng ta biết rằng mùa hè đã qua và mùa thu đang gần đến.

Câu 6: 

Từ “đơm” trong câu thơ “Mùa đơm hạt thóc trên đồng” có nghĩa là hạt thóc từ những bông lúa trổ bông dần dần lớn lên, căng tròn. Nó còn gợi lên hình ảnh những hạt thóc dần đầy ắp trên bông lúa, báo hiệu một mùa màng bội thu


Bình luận

Giải bài tập những môn khác