Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 8 Cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 bài 18 Lực có thể làm quay vật (P2)- sách Vật lí 8 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:

  • A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
  • B. véctơ.
  • C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
  • D. luôn có giá trị âm.

Câu 2: Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A. khoảng cách giữa giá của hai lực.
  • B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C. vị trí trục quay của vật.
  • D. trục quay.

Câu 3: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị:

  • A. bằng không.
  • B. luôn dương.
  • C. luôn âm.
  • D. khác không.

Câu 4: Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Dùng dao cắt bánh sinh nhật.
  • B. Dùng tay mở cần gạt của vòi nước.
  • C. Dùng tay vuốt màn hình điện thoại.
  • D. Dùng búa đóng đinh vào tường.

Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Độ lớn của moment lực ... với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay."

  • A. Tỉ lệ thuận
  • B. Tỉ lệ nghịch
  • C. Bằng
  • D. Không có đáp án đúng

Câu 6: Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì bằng:

  • A. 0
  • B. Thay đổi
  • C. Luôn dương
  • D. Luôn âm

Câu 7: Cách thực hiện nào sau đây không làm tăng mômen lực?

  • A. Tăng độ lớn của lực tác dụng lên vật.
  • B. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • C. Tăng thời gian tác dụng lực lên vật.
  • D. Tăng độ lớn của lực và dịch điểm đặt lực ra xa trục quay.

Câu 8: Chọn câu sai.

  • A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
  • B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
  • C. Moment lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
  • D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.

Câu 9: Tác dụng làm quay của lực không được ứng dụng trong các trường hợp nào dưới đây? 

  • A. Đổ hàng từ xe đẩy hàng xuống sàn.
  • B. Xoay vô lăng khi lái ô tô.
  • C. Vặn tay ga để tăng hoặc giảm tốc độ xe máy, xe đạp điện.
  • D. Đóng hay mở ngăn kéo của tủ đồ.

Câu 10: Cánh tay đòn của lực bằng

  • A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  • B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
  • C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 11: Dùng cờ-lê cán dài để tháo những chiếc đai ốc rất chặt để

  • A. tác dụng lực lên đai ốc được chặt chẽ.
  • B. làm cho tay đỡ bị đau khi vặn đai ốc.
  • C. làm tăng mômen lực tác dụng lên vật.
  • D. để thuận tiện hơn khi vặn đai ốc.

Câu 12: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

  • A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
  • B. lực có giá song song với trục quay
  • C. lực có giá cắt trục quay
  • D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

Câu 13: Động tác nào sau đây của người không liên quan đến chuyển động quay?

  • A. Nhai cơm. 
  • B. Nâng tạ. 
  • C. Đạp xe.
  • D. Hít thở.

Câu 14: Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ?

  • A. Làm quay vật
  • B. Làm vật đứng yên
  • C. Không tác dụng lên vật
  • D. Vật tịnh tiến

Câu 15: Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2m

  • A. 10 N
  • B. 10 Nm
  • C. 11 N
  • D. 11 Nm

Câu 16: Lực tác dụng trong các trường hợp nào dưới đây không gây ra tác dụng làm quay? 

  • A. Gập màn hình máy tính xuống.
  • B. Nhấn chuột máy tính.
  • C. Đẩy con lăn chuột để cuộn màn hình máy tính.
  • D. Gõ lên các phím trên bàn phím của máy tính.

Câu 17: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng

  • A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
  • B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
  • C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
  • D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.

Câu 18: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

  • A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
  • B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
  • C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
  • D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.

Câu 19: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là

  • A. 200 N.m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 2 N.m.
  • D. 2 N/m.

Câu 20: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

  • A. 7,5 N và 20,5 N.
  • B. 10,5 N và 23,5 N.
  • C. 19,5 N và 32,5 N.
  • D. 15 N và 28 N.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác