Trắc nghiệm Vật lí 8 Cánh diều bài 16: Áp suất (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 bài 16 Áp suất (P2)- sách Vật lí 8 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đơn vị của áp suất là
- A. niu ton (N).
B. paxcan (Pa).
- C. mét/giây (m/s).
- D. kilôgam (kg).
Câu 2: Muốn tăng áp suất thì:
- A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
- C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
- D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 3: Áp lực là
A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
- C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
- D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 4: Niu ton (N) là đơn vị của:
A. Áp lực
- B. Áp suất
- C. Năng lượng
- D. Quãng đường
Câu 5: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
- A. phương của lực
- B. chiều của lực
- C. điểm đặt của lực
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 6: Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là ch
- A. p = F.S
- B. S = p.F
C. p = $\frac{F}{S}$
- D. F = $\frac{p}{S}$
Câu 7: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
- A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- B. Đơn vị của áp suất là N/m².
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
- D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
Câu 8: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
- A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
- C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
- D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 9: Muốn giảm áp suất thì:
- A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
- B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
- D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
Câu 10: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
- B. Giảm diện tích bị ép.
- C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
- D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 11: Độ lớn áp lực của nước biển tác dụng lên một người thợ lặn đang lặn ở đáy biển được tính theo đơn vị
A. niu ton (N).
- B. paxcan (Pa).
- C. kilôgam (kg).
- D. mét (m).
Câu 12: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.
- A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
- C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
- D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
Câu 13: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
- A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Trọng lực của tàu.
- C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.
- D. Cả 3 lực trên.
Câu 14: Áp suất tăng khi
A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.
- B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.
- C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.
- D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
Câu 15: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
- A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
- B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
- D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 16: Áp lực của nước có áp suất 2,3.105 Pa tác dụng lên mặt nạ của thợ lặn có diện tích 0,0042 m2 là
- A. F = 5,5.107 N.
B. F = 9,7.102 N.
- C. F = 1,8.10−8 N.
- D. F = 1,8.10−7 N.
Câu 17: Có bốn khối tam giác có khối lượng bằng nhau đặt trên mặt sàn như hình. Khối tam giác ở hình nào tác dụng áp suất lớn nhất lên sàn?
- A. Hình A
B. Hình B
- C. Hình C
- D. Hình D
Câu 18: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?
- A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
- B. Mặt trên
C. Mặt dưới
- D. Các mặt bên
Câu 19: Một chiếc ghế bốn chân có khối lượng 5,0 kg được đặt trên mặt sàn, trong đó diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế là 3,0 cm. Tính áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn trong trường hợp một người có khối lượng 50 kg ngồi trên ghế.
- A. 4,7.105 N
- B. 5,5.102 N
C. 4,6.105 N
- D. 5,6.102 N
Câu 20: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghế 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm². Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:
- A. p = 20000 N/m2
- B. p = 2000000 N/m2
C. p = 200000 N/m2
- D. Là một giá trị khác
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 8 Cánh Diều Bài 16 Áp suất
Bình luận