Tắt QC

Trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mẹ của bố em gọi là gì?

  • A. Bà ngoại
  • B. Bà nội
  • C. Ông ngoại
  • D. Ông nội

Câu 2: Mẹ của mẹ em gọi là gì?

  • A. Bà ngoại
  • B. Bà nội
  • C. Ông ngoại
  • D. Ông nội

Câu 3: Bố của bố em gọi là gì?

  • A. Bà ngoại
  • B. Bà nội
  • C. Ông ngoại
  • D. Ông nội 

Câu 4: Bố của mẹ em gọi là gì?

  • A. Bà ngoại
  • B. Bà nội
  • C. Ông ngoại
  • D.  Ông nội

Câu 5: Em trai của mẹ gọi là gì?

  • A. Bác
  • B. Cậu
  • C. Chú
  • D. Thím

Câu 6: Ông, bà, anh chị em của bố và con cái của họ thuộc bên?

  • A. Họ nội
  • B. Họ ngoại
  • C. Thuộc cả hai họ
  • D. Không thuộc họ nào cả

Câu 7: Ông, bà, anh chị em của mẹ và con cái của họ thuộc bên?

  • A. Họ nội
  • B. Họ ngoại
  • C. Thuộc cả hai họ
  • D. Không thuộn họ nào cả

Câu 8: Bà nội là ai?

  • A. Mẹ của mẹ
  • B. Mẹ của bố
  • C. Bố của mẹ
  • D. Bố của bố    

Câu 9: Ông ngoại là ai?

  • A. Mẹ của mẹ
  • B. Mẹ của bố
  • C. Bố của mẹ
  • D. Bố của bố 

Câu 10: Khi em về nhà gặp tất cả thành viên trong gia đình em sẽ chào như thế nào?

  • A. Nhìn thấy ai trước thì chào trước
  • B. Chào từ trên xuống dưới ông, bà, bố, mẹ
  • C. Chào từ dưới lên trên mẹ, bố, bà, ông
  • D. Không chào ai cả đi thẳng vào phòng

Câu 11: Kỉ niệm là gì?

  • A. Là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ
  • B. Là những khoảnh khắc chưa từng xảy ra
  • C. Là những khoảnh khắc sẽ xảy ra trong tương lai
  • D. Là những khoảnh khắc mình tưởng tượng được

Câu 12: Chúng ta có thể lưu giữ kỉ niệm ở đâu?

  • A. Trong trí nhớ
  • B. Trong những bức ảnh
  • C. Trong quyển nhật ký
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Đâu là kỉ niệm của em với gia đình?

  • A. Sinh nhật của mẹ vào năm ngoái
  • B. Lần đầu đi chơi cùng bạn bè
  • C. Lần đầu tiên em bước vào lớp với cô giáo
  • D. Sinh nhật của một đứa bạn thân

Câu 14: Em sẽ có kỉ niệm với ?

  • A. Gia đình
  • B. Bạn bè
  • C. Mái trường tiểu học
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 15: Những kỉ niệm sẽ gắn với những điều gì?

  • A. Thời gian đã diễn ra
  • B. Hoạt động đã làm trong quá khứ
  • C. Gồm cả A và B
  • D. Không có

Câu 16: Các bạn trong lớp có kỉ niệm về gia đình giống nhau được không?

  • A. Có. Vì gia đình nào cũng sinh hoạt như vậy
  • B. Không. Vì gia đình các bạn trong lớp khác nhau
  • C. Có. Vì chúng ta cùng một lớp
  • D.  Đáp án khác

Câu 17: Mỗi người sẽ có một kỉ niệm riêng đáng nhớ với gia đình. Đâu là cách em lưu giữ những kỉ niệm đó?

  • A. Chụp ảnh và quay video khi gia đình có dịp đặc biệt
  • B. Ghi vào nhật kí của em
  • C. Cả nhà cùng nhau ngồi kể về những kỉ niệm
  • D. Tất cả những ý trên

Câu 18: Hỏa hoạn là gì?

  • A. Hiểm họa do lửa gây ra
  • B. Hiểm họa do nước gây ra
  • C. Hiểm họa do bão gây ra
  • D. Hiểm họa do lốc xoáy gây ra

Câu 19: Khi có hỏa hoạn xảy ra, em sẽ gọi tới số nào?

  • A. 112
  • B. 113
  • C. 114
  • D. 115

Câu 20: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?

  • A. Quét nhà
  • B. Chơi với bật lửa
  • C. Chơi bóng với bạn bè
  • D. Giúp mẹ trông em

Câu 21: Chất gây ra cháy nổ là?

  • A. Bếp ga
  • B. Dầu hỏa
  • C. Xăng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 22: Hỏa hoạn dễ xuất hiện nhất ở đâu?

  • A. Bể bơi
  • B. Ao cá
  • C. Trong bếp
  • D. Trong nhà tắm

Câu 23: Chúng ra sẽ dùng thứ gì để dập tắt đám cháy?

  • A. Bình cứu hỏa
  • B. Bình tưới cây 
  • C. Bình cắm hoa
  • D. Bình uống nước

Câu 24: Khi phát hiện đám cháy, em nên làm gì?

  • A. Bình tĩnh tìm lối thoát hiểm
  • B. Hô to, gọi số 114 để báo cháy
  • C. Dùng khăn ướt che mũi, miệng và cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất để thoát ra khỏi đám cháy.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 25: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng khí gas trong gia đình, Các em sẽ phải làm gì?

  • A. Khóa van an toàn sau mỗi lần sử dụng và trang bị thiết bị cảnh báo rò rỉ khí gas
  • B. Thường xuyên vệ sinh bếp và khu vực nấu ăn
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 26: Đâu là việc làm bảo vệ môi trường?

  • A. Đổ rác không đúng nơi quy định
  • B. Phân loại và vứt đúng nơi quy định
  • C. Trang trí lớp học
  • D. Làm bài tập 

Câu 27: Có cần đảm bảo vệ sinh xung quanh nhà không

  • A. Có, vì sau ảnh hưởng đến không khí mà em hít thở
  • B. Có, nhưng không cần quan trọng lắm
  • C. Không, tại mình còn bé không cần làm việc này
  • D. Không, việc này không cần thiết lắm

Câu 28: Phải giữ vệ sinh xung quanh nhà vì:

  • A. Phòng tránh bệnh tật
  • B. Tạo không gian sinh hoạt thoải mái
  • C. Bảo vệ môi trường
  • D. Tất cả ý trên

Câu 29: Việc làm nào cần được khen gợi?

  • A. Vứt rác bừa bãi
  • B. Tuyên truyền, vận động mọi người để rác đúng nơi quy định
  • C. Dắt chó mèo ra công viên đi vệ sinh
  • D. Dán tờ quảng cáo lên cột điện

Câu 30: Đâu là hoạt động kết nối xã hội của trường học

  • A. Lễ bổ nhiệm.
  • B. Lễ chào cờ.
  • C. Phong trào “Nuôi heo đất”.
  • D. Lễ khai giảng.

Câu 31: Đâu là hoạt động kết nối xã hội của trường học

  • A. An toàn giao thông cho nụ cười trẻ em.
  • B. Quyên góp sách cho thư viện của trường.
  • C. Vệ sinh lớp học cuối năm.
  • D. Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

Câu 32: Ý nghĩa của phong trào “Nuôi heo đất” đối với học sinh

  • A. Tuyên truyền sâu rộng công tác khuyến học, khuyến tài.
  • B. Giáo dục nhân cách, tinh thần tương thân tương ái.
  • C. Rèn luyện thói quen tiết kiệm trong chi tiêu.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 33: Ý nghĩa của hoạt động vệ sinh đường làng ngõ xóm đối với học sinh. Chọn đáp án sai.

  • A. Nâng cao nhận thức và khơi dậy trong các em ý thức giữ gìn môi trường “xanh - sạch - đẹp”.
  • B. Giáo dục cho các em có được những đức tính tốt như tính tự giác, ý thức tập thể.
  • C. Rèn luyện sức khỏe.
  • D. Hiểu biết hơn về môi trường xung quanh chúng ta, nhận thức được giá trị thực thụ của việc bảo vệ môi trường

Câu 34: Ý nghĩa chính của hoạt động giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” đối với học sinh. Chọn đáp án đúng nhất

  • A. Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông; xây dựng ý thức an toàn, tự giác khi tham gia giao thông.
  • B. Cung cấp cho các em các kiến thức luật giao thông để thi bằng lái xe.
  • C. Tuyên truyền cho các em về những vụ tai nạn thảm khốc khi không tuân thủ luật giao thông.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 35: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của trường học

  • A. Truyền thống hiếu học.
  • B. Truyền thống vị kỉ.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

Câu 36: Trước khi bắt đầu năm học mới, học sinh thường được tổ chức buổi lễ

  • A. Lễ chào cờ.
  • B. Lễ khai trương.
  • C. Lễ bổ nhiệm.
  • D. Lễ khai giảng.

Câu 37: Hoạt động vào tiết đầu tiên của sáng thứ hai hằng tuần gọi là

  • A. Lễ khai giảng.
  • B. Lễ chào cờ.
  • C. Lễ chào mừng.
  • D. Lễ bế giảng.

Câu 38: Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày

  • A. 20/9.
  • B. 20/10.
  • C. 20/12.
  • D. 20/11

Câu 39: Người đứng đầu trong trường gọi là

  • A. Phụ huynh.
  • B. Chủ nhiệm.
  • C. Hiệu trưởng. 
  • D. Hiệu phó.

Câu 40: Đâu là nơi lưu giữ và trưng bày những hình ảnh, tư liệu, hiện vật về quá trình hình thành và phát triển của nhà trường

  • A. Phòng đa năng.
  • B. Phòng truyền thống.
  • C. Phòng y tế.
  • D. Phòng thí nghiệm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác