Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 5 Ôn tập về chủ đề gia đình
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Ông, bà, anh chị em của bố và con cái của họ thuộc bên?
A. Họ nội
- B. Họ ngoại
- C. Thuộc cả hai họ
- D. Không thuộc họ nào cả
Câu 2: Kỉ niệm là gì?
A. Là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ
- B. Là những khoảnh khắc chưa từng xảy ra
- C. Là những khoảnh khắc sẽ xảy ra trong tương lai
- D. Là những khoảnh khắc mình tưởng tượng được
Câu 3: Đảm bảo vệ sinh xung quanh nhà là gì?
- A. Đảm bảo không có bạn nào bị thương
- B. Đảm bảo em sẽ làm việc nhà
- C. Đảm bảo không vứt rác bừa bãi
- D. Đảm bảo cả lớp đi học đúng giờ
Câu 4: Hỏa hoạn là gì?
A. Hiểm họa do lửa gây ra
- B. Hiểm họa do nước gây ra
- C. Hiểm họa do bão gây ra
- D. Hiểm họa do lốc xoáy gây ra
Câu 5: Em trai của mẹ em gọi là gì?
A. Cậu
- B. Chú
- C. Bác
- D. Mợ
Câu 6: Mẹ em là gì của bố em?
- A. Mẹ
B. Vợ
- C. Chồng
- D. Em gái
Câu 7: Kể lại một kỉ niệm của bản thân được hiểu là:
- A. Học thuộc lòng bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân và nói trước lớp
B. Dùng ngôn ngữ nói để kể lại một trải nghiệm mà mình đã trình bày ở bài viết
- C. Đọc lại bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân
- D. Đáp án khác
Câu 8: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?
- A. Giúp mẹ rửa rau
B. Chơi với bật lửa
- C. Chơi bóng với bạn bè
- D. Giúp mẹ trông em
Câu 9: Đâu là việc làm bảo vệ môi trường?
- A. Đổ rác không đúng nơi quy định
B. Phân loại và vứt đúng nơi quy định
- C. Trang trí lớp học
- D. Làm bài tập
Câu 10: Chúng ta có thể lưu giữ kỉ niệm ở đâu?
- A. Trong trí nhớ
- B. Trong những bức ảnh
- C. Trong quyển nhật ký
D. Tất cả các ý trên
Câu 11: Đâu không là việc làm bảo vệ môi trường?
- A. Phân loại rác
- B. Vứt rác đúng nơi quy định
C. Vứt rác ra sông
- D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường
Câu 12: Có cần đảm bảo vệ sinh xung quanh nhà không
A. Có, vì sau ảnh hưởng đến không khí mà em hít thở
- B. Có, nhưng không cần quan trọng lắm
- C. Không, tại mình còn bé không cần làm việc này
- D. Không, việc này không cần thiết lắm
Câu 13: Chất gây ra cháy nổ là?
- A. Bếp ga
- B. Dầu hỏa
- C. Xăng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 14: Những kỉ niệm sẽ gắn với?
A. Thời gian đã diễn ra
- B. Thời điểm hiện tại
- C. Tời điểm sẽ diễn ra
- D. Không gắn với điều gì cả
Câu 15: Ông, bà, anh chị em của mẹ và con cái của họ thuộc bên?
- A. Họ nội
B. Họ ngoại
- C. Thuộc cả hai họ
- D. Không thuộn họ nào cả
Câu 16: Mỗi người sẽ có một kỉ niệm riêng đáng nhớ với gia đình. Đâu là cách em lưu giữ những kỉ niệm đó?
- A. Chụp ảnh, khi gia đình có dịp đặc biệt
- B. Ghi vào nhật kí của em
- C. Cả nhà cùng nhau ngồi kể về những kỉ niểm
D. Tất cả những ý trên
Câu 17: Các em hãy cho biết có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu?
A. Khói, ánh lửa - tiếng nổ - mùi sản phẩm cháy
- B. Ánh lửa, khói
- C. Mùi khó chịu
- D. Khói, mùi
Câu 18: Vứt rác như thế nào là đúng quy định?
- A. Vứt rác xuống cống
- B. Vứt rác xuống đường
C. Vứt rác vào thùng rác
- D. Vứt rác sang nhà hàng xóm
Câu 19: Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình?
- A. Sử dụng thiết bị điện đúng công suất, cầu dao điện đảm bảo tiếp xúc điện tốt, có sự giám sát khi sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung
- B. Tắt bàn là, bếp điện, máy sấy tóc sau khi sử dụng và để cách xa các vật liệu dễ cháy
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 20: Cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy?
- A. Không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng
- B. Phải ngay lập tức mở tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất
- C. Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vì vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng
D. Tất cả đều đúng
Câu 21: Khi thấy bạn dắt chó đi dạo và cho chó của mình đi bậy ngoài đường, em sẽ làm gì?
- A. Khen chó của bạn thật đáng yêu
- B. Chê chó của bạn xấu
- C. Chỉ trích bạn cho chó đi dạo
D. Nhắc nhở, khuyên bảo và nhờ các bác công nhân giúp
Câu 22: Các biện pháp phòng cháy điện trong hộ gia đình?
- A. Không đặt các chất gây cháy (gas, xăng, dầu, giấy,…) gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện; Không lắp đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, phòng tắm vì dễ gây chạm điện do độ ẩm cao
- B. Khi đun nấu bếp điện phải có người trông coi; Không để trẻ nhỏ, người bị bệnh tâm thần,… sử dùng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà
- C. Không dùng các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
D. Tất cả đều đúng
Bình luận