Tắt QC

Trắc nghiệm Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ông, bà, anh chị em của bố và con cái của họ thuộc bên?

  • A. Họ nội
  • B. Họ ngoại
  • C. Thuộc cả hai họ
  • D. Không thuộc họ nào cả

Câu 2: Kỉ niệm là gì?

  • A. Là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ
  • B. Là những khoảnh khắc chưa từng xảy ra
  • C. Là những khoảnh khắc sẽ xảy ra trong tương lai
  • D.  Là những khoảnh khắc mình tưởng tượng được

Câu 3: Đảm bảo vệ sinh xung quanh nhà là gì?

  • A. Đảm bảo không có bạn nào bị thương
  • B. Đảm bảo em sẽ làm việc nhà
  • C. Đảm bảo không vứt rác bừa bãi
  • D. Đảm bảo cả lớp đi học đúng giờ 

Câu 4: Hỏa hoạn là gì?

  • A. Hiểm họa do lửa gây ra
  • B. Hiểm họa do nước gây ra
  • C. Hiểm họa do bão gây ra
  • D. Hiểm họa do lốc xoáy gây ra

Câu 5: Em trai của mẹ em gọi là gì?

  • A. Cậu
  • B. Chú
  • C. Bác
  • D. Mợ 

Câu 6: Mẹ em là gì của bố em?

  • A. Mẹ
  • B. Vợ
  • C. Chồng
  • D. Em gái

Câu 7: Kể lại một kỉ niệm của bản thân được hiểu là:

  • A. Học thuộc lòng bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân và nói trước lớp
  • B. Dùng ngôn ngữ nói để kể lại một trải nghiệm mà mình đã trình bày ở bài viết
  • C. Đọc lại bài viết kể về một kỉ niệm của bản thân
  • D. Đáp án khác 

Câu 8: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?

  • A. Giúp mẹ rửa rau
  • B. Chơi với bật lửa
  • C. Chơi bóng với bạn bè
  • D.  Giúp mẹ trông em

Câu 9: Đâu là việc làm bảo vệ môi trường?

  • A. Đổ rác không đúng nơi quy định
  • B. Phân loại và vứt đúng nơi quy định
  • C. Trang trí lớp học
  • D. Làm bài tập  

Câu 10: Chúng ta có thể lưu giữ kỉ niệm ở đâu?

  • A. Trong trí nhớ
  • B. Trong những bức ảnh
  • C. Trong quyển nhật ký
  • D. Tất cả các ý trên 

Câu 11: Đâu không là việc làm bảo vệ môi trường?

  • A. Phân loại rác
  • B. Vứt rác đúng nơi quy định
  • C. Vứt rác ra sông
  • D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường

Câu 12: Có cần đảm bảo vệ sinh xung quanh nhà không

  • A. Có, vì sau ảnh hưởng đến không khí mà em hít thở
  • B. Có, nhưng không cần quan trọng lắm
  • C. Không, tại mình còn bé không cần làm việc này
  • D. Không, việc này không cần thiết lắm 

Câu 13: Chất gây ra cháy nổ là?

  • A. Bếp ga
  • B. Dầu hỏa
  • C. Xăng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 14: Những kỉ niệm sẽ gắn với?

  • A. Thời gian đã diễn ra
  • B. Thời điểm hiện tại
  • C. Tời điểm sẽ diễn ra
  • D.  Không gắn với điều gì cả

Câu 15: Ông, bà, anh chị em của mẹ và con cái của họ thuộc bên?

  • A. Họ nội
  • B. Họ ngoại
  • C. Thuộc cả hai họ
  • D. Không thuộn họ nào cả

Câu 16: Mỗi người sẽ có một kỉ niệm riêng đáng nhớ với gia đình. Đâu là cách em lưu giữ những kỉ niệm đó?

  • A. Chụp ảnh, khi gia đình có dịp đặc biệt
  • B. Ghi vào nhật kí của em
  • C. Cả nhà cùng nhau ngồi kể về những kỉ niểm
  • D. Tất cả những ý trên

Câu 17: Các em hãy cho biết có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu?

  • A. Khói, ánh lửa - tiếng nổ - mùi sản phẩm cháy
  • B. Ánh lửa, khói
  • C. Mùi khó chịu
  • D. Khói, mùi

Câu 18: Vứt rác như thế nào là đúng quy định?

  • A. Vứt rác xuống cống
  • B. Vứt rác xuống đường
  • C. Vứt rác vào thùng rác
  • D. Vứt rác sang nhà hàng xóm 

Câu 19: Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình?

  • A. Sử dụng thiết bị điện đúng công suất, cầu dao điện đảm bảo tiếp xúc điện tốt, có sự giám sát khi sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung
  • B. Tắt bàn là, bếp điện, máy sấy tóc sau khi sử dụng và để cách xa các vật liệu dễ cháy
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 20: Cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy?

  • A. Không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng
  • B. Phải ngay lập tức mở tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất
  • C. Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vì vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng
  • D. Tất cả đều đúng 

Câu 21: Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức vào ngày

  • A. 8/3.
  • B. 25/12.
  • C. 20/11.
  • D. 26/3.

Câu 22: Chủ đề của ngày nhà giáo Việt Nam là

  • A. Chia sẻ yêu thương.
  • B. An toàn giao thông.
  • C. Tôn sư trọng đạo.
  • D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 23: Hoạt động xã hội được hiểu như thế nào

  • A. Là những hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng.
  • B. Là hoạt động tiếp thu các giá trị văn hóa, lịch sử qua sách, vở.
  • C. Là hoạt động rèn luyện sức khỏe, tinh thần của con người.
  • D. Là hoạt động tạo nên sự sống, duy trì nòi giống của con người.

Câu 24: Đâu là không phải là hoạt động xã hội của trường

  • A. Phong trào “Nuôi heo đất”.
  • B. Phong trào “Vở sạch chữ đẹp”.
  • C. Hoạt động “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”.
  • D. Hoạt động nhặt và phân loại rác thải.

Câu 25: Đâu không phải ý nghĩa của các hoạt động xã hội ở trường

  • A. Tốn thời gian và tiền bạc.
  • B. Học được thêm nhiều điều bổ ích.
  • C. Khám phá cuộc sống xung quang.
  • D. Biết yêu thương, chia sẻ với mọi người.

Câu 26: Những dấu hiệu không an toàn ở trường học là

  • A. Lan can có trang trí hoa.
  • B. Cánh cửa sổ bị tung ốc vít.
  • C. Khung cửa số có treo bài sưu tầm của lớp.
  • D. Quạt trần quay đều.

Câu 27: Đâu là một môi trường không sạch đẹp

  • A. Khuôn viên trường trồng nhiều loài hoa.
  • B. Rác được vứt đúng nơi quy định.
  • C. Có nhiều loài chim bay trên trời.
  • D. Sân trường có nhiều ổ lồi, lõm.

Câu 28: Đâu là hoạt động nguy hiểm, gây tổn thương đến các bạn

  • A. Xách cặp giúp bạn.
  • B. Cho bạn mượn bút.
  • C. Ném thước kẻ về phía bạn.
  • D. Dắt bạn xuống cầu thang.

Câu 29: Đâu là việc em cần báo thầy/ cô giáo khi phát hiện ra

  • A. Ô cửa kính bị vỡ.
  • B. Bông hoa trên cây bị rụng.
  • C. Phấn viết bảng bị gãy.
  • D. Khăn trải bản bị lệch.

Câu 30: Đâu là câu hỏi để tìm hiểu truyền thống trường em

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Trường mình được thành lập vào ngày tháng năm nào?
  • C. Trường mình đã được thành lập bao nhiêu năm?
  • D. Vị hiệu trưởng đầu tiên của trường mình là thầy/cô nào?

Câu 31: Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức với mục đích

  • A. Tạo một ngày nghỉ cho học sinh.
  • B. Tôn vinh thầy cô giáo.
  • C. Giúp học sinh gần gũi với cha mẹ.
  • D. Đoàn kết các bạn trong lớp.

Câu 32: Đâu là hoạt động vì môi trường

  • A. Đêm hội ca nhạc.
  • B. Lễ khai giảng.
  • C. Ngày giỗ tổ Hùng Vương.
  • D. Ngày Trái Đất.

Câu 33: Phát biểu nào dưới đây sai

  • A. Chia sẻ với mọi người sẽ giúp em giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
  • B. Sau khi ra khỏi phòng học, phải tắt tất cả các thiết bị điện.
  • C. Học sinh chỉ cần học các kiến thức trên lớp.
  • D. Tham gia hoạt động xã hội giúp em hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Câu 34: Phát biểu nào dưới đây đúng

  • A. Không cần vứt rác đúng nơi quy định vì đã có các bác lao công.
  • B. Giữ gìn an toàn, vệ sinh sẽ giúp phòng tránh rủi ro, bảo vệ sức khỏe.
  • C. Giữ gìn an toàn cho học sinh là việc làm của giáo viên và nhà trường.
  • D. Học sinh không nên tham gia các hoạt động ngoài trời.

Câu 35: Khi được phân công khảo sát an toàn trường học, em cần ghi lại những gì

  • A. Khu vực khảo sát.
  • B. Thực trạng, nguyên nhân.
  • C. Đề xuất giải pháp.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 36: Trong phòng học không có vật dụng nào sau đây

  • A. Ảnh chân dung Bác Hồ.
  • B. Bằng khen/giấy chứng nhận các giải thưởng tiêu biểu của trường.
  • C. Bảng phấn.
  • D. 5 điều Bác Hồ dạy.

Câu 37: Hoạt động nào thể hiện truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”

  • A. Viếng nghĩa trang liệt sĩ.
  • B. Đi thăm hỏi các gia đình có thương binh liệt sĩ.
  • C. Lễ thắp nến tri ân.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 38: Đâu không phải truyền thống tốt đẹp của trường học

  • A. Hiếu học, khuyến tài.
  • B. Uống nước nhớ nguồn.
  • C. Việc ai người nấy lo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 39: Khi thấy bạn chui đầu qua lan can, em sẽ

  • A. Hò reo, cổ vũ tinh thần bạn.
  • B. Giữ chân bạn cho khỏi ngã.
  • C. Khuyên bạn dừng lại hành động đó vì nó nguy hiểm.
  • D. Giẫm lên người bạn.

Câu 40: Đâu không phải khẩu hiệu thường được sử dụng trong các trường tiểu học

  • A. Tiên học lễ - Hậu học văn.
  • B. Thầy cô mẫu mực, học sinh tích cực.
  • C. Tất cả vì học sinh thân yêu.
  • D. Bé vui khỏe - Cô hạnh phúc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác